Luận Văn Tỷ giá hối đoái và lạm phát thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế châu á ( 2013)

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT
    Những hệ quả kinh tế vĩ mô của việc mất giá tiền tệ lớn trong cuộc khủng hoảng nền kinh
    tế xảy ra ở Châu Á từ nước này sang nước khác. Lạm phát không tăng cao sau cuộc
    khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997 – 1998 ở các nước đang xảy ra khủng hoảng ngoại
    trừ Indonesia, ở Indonesia lạm phát cao, kéo theo sự mất giá rất lớn trên danh nghĩa của
    đồng rupiah. Việc lạm phát cao có nghĩa là mất lợi thế cạnh tranh về giá cả, một điểm
    quan trọng cho hồi phục kinh tế từ cuộc khủng hoảng. Bài viết này xem xét tác động
    chuyển giá của sự thay đổi tỷ giá hối đoái làm giá cả trong nước ở các nền kinh tế Đông Á
    sử dụng phương pháp phân tích Tự hồi quy véc tơ (VAR – Vector Autoregression). Các
    kết quả chính như sau:
    (1) Mức chuyển giá tỷ giá hối đoái (The exchange rate pass-through – ERPT) lên giá nhập
    khẩu là khá cao ở các nền kinh tế xảy ra khủng hoảng;
    (2) Các mức chuyển giá đến CPI nói chung là thấp, với một ngoại lệ đáng chú ý của
    Indonesia;
    (3) Ở Indonesia, cả phản ứng tương tác của các biến chính sách tiền tệ đến cú sốc tỷ giá
    và phản ứng tương tác của CPI đến cú sốc chính sách tiền tệ đều tích cực, rộng lớn, và
    có ý nghĩa thống kê. Như vậy, chính sách tiền tệ điều chỉnh cho phù hợp ở Indonesia,
    cùng với mức độ cao của những phản ứng làm thay đổi tỷ giá hối đoái là một yếu tố
    quan trọng trong vòng xoáy lạm phát – sự mất giá trong sự trỗi dậy của cuộc khủng
    hoảng tiền tệ.
    TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI & LẠM PHÁT THỜI KỲ HẬU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ CHÂU Á
    PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang Nhóm 5-TCDN Đ3 K19
    Trang 4
    1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Mục tiêu của bài này là nghiên cứu tác động của mức chuyển giá đối với sự thay đổi của
    tỷ giá hối đoái lên giá cả trong nước giữa các quốc gia Đông Á với sự nhấn mạnh đặc biệt
    về sự tương tác giữa chính sách tiền tệ và những thay đổi tỷ giá hối đoái.
    Tác giả cho thấy tác động giữa các tỷ giá, chính sách tiền tệ, và giá cả trong nước, các chỉ
    số kinh tế khác qua việc sử dụng mô hình phân tích Tự hồi quy véc tơ (VAR – Vector
    Autoregression).
    Các nước châu Á bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng đã trải nghiệm mức độ khác nhau của sự
    thay đổi trong tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát sau một cú sốc đầu tiên của mất giá sâu sắc
    các đồng tiền của những nước này vào khoảng giữa năm 1997. Trong một số quốc gia
    như Hàn Quốc, một sự mất giá danh nghĩa sâu sắc thì theo sau là một sự đảo ngược sắc
    nét trong vòng vài tháng, với ít ảnh hưởng lên tỷ lệ lạm phát trong nước. Tuy nhiên, ở một
    số nước khác chẳng hạn như Indonesia, sự mất giá rất lớn dẫn đến một giai đoạn lạm phát
    cao, để Indonesia dần dần mất khả năng cạnh tranh về giá do tỷ giá hối đoái thực tế tăng
    giá, đó là kết quả của lạm phát cao.
     
Đang tải...