Tiểu Luận Tỷ giá hối đoái và lạm phát giai đoạn 2007 - 2012

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát giai đoạn 2007 - 2012

    Tiểu luận nhóm
    Đề tài: Tỷ giá hối đoái và lạm phát giai đoạn 2007-2012
    Định dạng file word




    Lời nói đầu
    Lạm phát và tỷ giá hối đoái là hai vấn đề cơ bản và lớn trong kinh tế vĩ mô. Sự tác động qua lại của lạm phát và tỷ giá hối đoái, cũng như sự ảnh hưởng của chúng đến tăng trưởng kinh tế là hết sức phức tạp và không phải lúc nào cũng tuân theo những quy tắc kinh tế.
    Lạm phát và tỷ giá hối đoái là hai vấn đề không xa lạ và là đặc điểm của nền kinh tế hàng hóa ở mỗi thời kỳ kinh tế với các mức tăng trưởng kinh tế khác nhau.
    Do vậy, vấn đề lạm phát, tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của chúng đến tăng trưởng kinh tế là một đề tài rất hấp dẫn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay vấn đề này càng trở nên cần thiết. Việc xác định mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát đã và đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà kinh tế. Mục đích chính là phân tích để khẳng định và tiến tới xác lập mối quan hệ định hướng giữa tăng trưởng kinh tế với lạm phát và có thể sử dụng lạm phát là một trong các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô.
    I. LÝ LUẬN CHUNG
    1. Lạm phát
    Vấn đề lạm phát đã được đề cập rất nhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế. Trong mỗi công trình nghiên cứu của mình các nhà kinh tế đã đưa ra các quan điểm về lạm phát sau:
    w Trong bộ tư bản nổi tiếng của mình, Các Mác viết : “Việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn ở số lượng vàng hoặc bạc thực sự lưu thông nhờ các đại diện tiền giấy của mình”. Điều này có nghĩa là khi khối lượng tiền giấy do Nhà nước phát hành vào lưu thông vượt qua số lượng vàng mà nó đại diện thì giá trị của tiền giấy giảm xuống, giá cả tăng vọt và tình trạng lạm phát xuất hiện.
    w Nhà kinh tế học Samuelson thì cho rằng : “lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng – giá bánh mì, dầu xăng, xe ô tô tăng, tiền lương, giá đất, tiền thuê tư liệu sản xuất tăng”. Ông thấy rằng lạm phát chính là biểu thị tăng lên của giá cả.
    w K.Marx lại cho rằng "lạm phát là sự tràn đầy các kênh, các luồng lưu
    thông những tờ giấy bạc thừa làm cho giá cả (mức giá) tăng vọt và việc phân
    phối lại sản phẩm xã hội giữa các giai cấp trong dân cư có lợi cho giai cấp tư
    sản”. Ở đây Marx đã đứng trên góc độ giai cấp để nhìn nhận lạm phát, dẫn tới
    người ta có thể hiểu lạm phát là do nhà nước do giai cấp tư bản, để bóc lột
    một lần nữa giai cấp vô sản
    w Còn Milton Friedman lại quan niệm khác: “lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéo dài”. Ông cho rằng lạm phát là một hiện tượng tiền tệ.
    w Một số nhà kinh tế thuộc phái tiền tệ và phái Keynes đều tán thành ý kiến đó của Friedman. Họ cho rằng khi thị trường tiền tệ phát triển, ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân của mỗi nước thì lạm phát có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào. Nó chính là một hiện tượng tất yếu của tài chính – tiền tệ.

    2. Tỷ giá hối đoái

    Trong nền kinh tế hàng hóa hiện đại, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng khác nhau cả về hình thức lẫn giá trị và đều tham gia ngày càng tích cực vào đời sống kinh tế xã hội quốc tế theo trình độ phát triển và vị thế của quốc gia mình. Trong quá trình tham gia các hoạt động thương mại, đầu tư, vay mượn và trao đổi quốc tế các nước, các tổ chức, cá nhân, các đối tác phải thanh toán với nhau thông qua các đồng tiền của các bên được chuyển đổi, tính theo một tương quan tỷ lệ nhất định.
    Vì vậy, tùy thuộc vào từng góc độ nghiên cứu, xem xét mà tỷ giá hối đoái có thể được định nghĩa theo hai cách: “Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia” hoặc “Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau mà trong thời đai ngày nay sự so sánh đó là sự so sánh sức mua của các tiền tệ”. Như vậy, có thể hiểu một cách tổng quát: tỷ giá hối đoái là tỷ lệ chuyển đổi từ đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác.

    II. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT, TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2012.

    1. Tình hình lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2007-2012
    Vào năm 2007 mức độ lạm phát của Việt Nam ở mức 12,63% con số này đã lên đến 2 chữ số do bối cảnh chính trị kinh tế đang hổn loạn tăng trưởng kinh tế sụt giảm. Luồng vốn tăng trưởng vào Việt nam mạnh do Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO và MỸ thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn. Tuy nhiên vào năm 2008 thì tỉ lệ lạm phát của Việt Nam tăng mạnh đồng thời tốc độ tăng trưởng kinh tế tụt hẳn do cơ chế quản lý còn chưa hiệu quả, vốn đầu tư vào chưa được đúng đắn, điều tiết vĩ mô kém, chính sách tiền tệ tại Việt Nam liên tục mở rộng chưa hợp lý, do cầu kéo. Mặt khác do giá xăng dầu tăng cao, giá lương thực thực phẩm cũng liên tục tăng cao do biến đổi khí hậu, Những nguyên nhân đó làm cho tỉ lệ lạm phát tăng cao và tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm hẳn trong thời gian này. Năm 2008 là một năm đáng nhớ đối với kinh tế vĩ mô cũng như tình hình lạm phát ở Việt Nam. CPI đã liên tục tăng cao từ đầu năm, và mức cao nhất của CPI tính theo năm của năm 2008 đã lên đến 30%. Kết thúc năm 2008, chỉ số CPI tăng 19.89%, tính theo trung bình năm tăng 22.97%.
    Năm 2009, suy thoái kinh tế thế giới khiến sức cầu suy giảm, giá nhiều hàng hóa cũng xuống mức khá thấp, lạm phát trong nước được khống chế. CPI năm 2009 tăng 6.52%, thấp hơn đáng kể so với những năm gần đây. Mặc dù chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu cùng với yếu kém nội tại của nền kinh tế, nhưng trong năm 2009 nền kinh tế nước ta đã vượt qua giai đoạn suy giảm nhờ những giải pháp kịp thời và linh hoạt. Nhờ vào các chính sách kích thích nền kinh tế của chính phủ đề ra tỉ lệ lạm phát của nước ta đã có chuyển biến rõ rệt, tỉ lệ lạm phát giảm xuống còn 6,52%.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...