Tiểu Luận Tỷ giá hối đoái và kế toán tỷ giá hối đoá

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Tỷ giá hối đoái và kế toán tỷ giá hối đoá
    LỜI MỞ ĐẦU

    Với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thế giới, các mối quan hệ kinh tế trên mọi lĩnh vực của một nước ngày càng được mở rộng ra các nước khác, do đó vấn đề thanh toán, định giá, so sánh, phân tích đánh giá về mặt giá trị và hiệu quả trở nên phức tạp hơn nhiều. Đơn vị thanh toán không chỉ là tiền tệ trong nước mà còn phải sử dụng các loại ngoại tệ khác nhau liên quan đến việc trao đổi tiền của nước khác. Hoạt động chuyển đổi đồng tiền này thành đồng tiền khác trong qua trình quan hệ giữa các nước với nhau đã làm nảy sinh phạm trù tỷ giá hối đoái.

    Tỷ giá hối đoái tác động lên hoạt động xuất nhập khẩu và có ảnh hưởng rất mạnh tới nền kinh tế. Tỷ giá hối đoái còn là một công cụ hữu ích trong chính sách của nhà nước để đạt được các mục tiêu kinh tế đặt ra. Tuy nhiên tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế nhạy cảm và rất phức tạp nên việc quản lý tỷ giá là rất khó khăn. Hiện nay với việc tỷ giá hiện nay biến động mạnh và khó lường cho thấy chính sách tỷ giá của Việt Nam hiện nay chưa hợp lý, công tác quản lý tỷ giá yếu kém. Để tìm ra chính sách tỷ giá hối đoái hợp lý, linh hoạt và nâng cao năng lực quản lý tỷ giá của cơ quan nhà nước nên tôi lựa chọn tìm hiểu về “ tỷ giá hối đoái và kế toán tỷ giá hối đoái”.

    Cơ cấu đề án gồm 3 phần:
    Phần I: Tổng quan về tỷ giá hối đoái và kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái.
    Phần II: Tỷ giá hối đoái và kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái ở Việt Nam.
    Phần III: Ý kiến đề xuất về tỷ giá hối đoái và kế toán tỷ giá hối đoái tại Việt Nam.

    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. 2
    1.1. Khái niệm và vai trò của tỷ giá hối đoái: 2
    1.1.1. Khái niệm tỷ giá: 2
    1.1.2. Vai trò của tỷ giá: 3
    1.1.2.1. Đối với quan hệ thương mại và tài chính quốc tế: 3
    1.1.2.2. Đối với thị trường ngoại hối: 4
    1.1.2.3. Đối với các chủ thể kinh tế: 4
    1.2. Hạch toán tỷ giá hối đoái theo chuẩn mực kế toán quốc tế: 5
    1.2.1 Vấn đề đặt ra 5
    1.2.2 phạm vi áp dụng 5
    1.2.3 hạch toán kế toán các giao dịch ngoại tệ 5
    1.2.4 công bố 9
    1.3 Kinh nghiệm trong quản lý, chính sách về tỷ giá hối đoái trên thế giới: 10
    1.3.1 Chế độ tỷ giá hối đoái cố định 10
    1.3.1.1 Chế độ đồng giá vàng (1880 – 1932): 10
    1.3.1.2. Chế độ tỷ giá cố định theo thỏa ước Bretton Woods (1946 – 1971) 12
    1.3.1.3. Nhận định chung về chế độ tỷ giá cố định: 14
    1.3.2. Chế độ tỷ giá thả nổi (từ năm 1973 đến nay): 15
    1.3.3. Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý (bán thả nổi): 16

    PHẦN II: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM 18
    2.1 Quá trình điều hành chính sách và quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam: 18
    2.1.1 Trước năm 1986 18
    2.1.2 Năm 1986 18
    2.1.3 Giai đoạn 1988 đến 1991 19
    2.1.4 Giai đoạn 1991 – 1994 21
    2.1.5 Giai đoạn từ tháng 10/1994 đến 1997 25
    2.1.6 Từ 1997 đến nay 26
    2.2 Hệ thống Luật, chuẩn mực, quy định chế độ hiện hành về hạch toán tỷ giá hối đoái ở Việt Nam: 27

    PHẦN III: Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ KẾ TOÁN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. 29
    3.1 Nhận xét, đánh giá về tỷ giá hối đoái và kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái: 29
    3.2 Đề xuất hoàn thiện tỷ giá hối đoái và kế toán tỷ giá hối đoái: 31

    KẾT LUẬN 33

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
     
Đang tải...