Tài liệu Tuyển tập đề thi môn HOÁ HỌC (Ôn thi TN, ĐH, CĐ khối A, B)

Thảo luận trong 'ÔN THI ĐẠI HỌC' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Họ, tên thí sinh:
    Số báo danh: .
    Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; He = 4; Li = 7; Be = 9; C = 12; N=14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe= 56;
    Ni = 59; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85; Sr = 88; Ag = 108; Sn = 119; Cs = 133; Ba=137;
    Pb = 207.
    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)
    01. Cho 11,36gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe[SUB]2[/SUB]O[SUB]3[/SUB] và Fe[SUB]3[/SUB]O[SUB]4[/SUB] phản ứng hết với HNO[SUB]3[/SUB] loãng dư thu được V lít NO (sản phẩm khử duy nhất đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 38,72 gam muối khan. Giá trị V là
    A. 1,68 lit B. 2,24 lit C. 3,36 lit D. 1,344 lit
    02. Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và buta - 1,3 - đien (butađien), thu được polime X. Cứ 2,834 gam X phản ứng vừa hết với 1,731 gam Br[SUB]2[/SUB]. Tỉ lệ số mắt xích (butađien : stiren) trong loại polime trên là
    A. 2 : 3 B. 1 : 3 C. 1 : 1 D. 1 : 2
    03. Hòa tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dd HNO[SUB]3[/SUB] đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO[SUB]2[/SUB] (duy nhất, ở đktc) và dd Y. Sục từ từ khí NH[SUB]3[/SUB] (dư) vào dd Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X và giá trị của m lần lượt là
    A. 78,05% và 0,78 B. 78,05% và 2,25 C. 21,95% và 2,25 D. 21,95% và 0,78
    04. Hoà tan hỗn hợp Mg, Cu bằng 200ml dung dịch HCl thu được 3,36 lít khí (đktc) và còn lại m gam kim loại không tan. Oxi hoá hoàn toàn m gam kim loại đó thu được (1,25m + a) gam oxit, trong đó a > 0. Nồng độ mol của HCl là:
    A. 1,50M B. 2,75M C. 2,50M D. 2,00M
    05. Ntố R có công thức oxit cao nhất là RO[SUB]3[/SUB]. Trong hợp chất khí với hiđro, R chiếm 97,531 % khối lượng. Trong hiđroxit tương ứng với oxit cao nhất của R, R chiếm x% khối lượng. Giá trị của x là
    A. 65,91 B. 31,63 C. 32,65 D. 54,48
    06. Hỗn hợp A gồm C[SUB]2[/SUB]H[SUB]2 [/SUB] và H[SUB]2[/SUB] có dA/H[SUB]2[/SUB] = 5,8. Dẫn A (đktc) qua bột Ni nung nóng cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn ta được hỗn hợp B. Phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A và dB/H[SUB]2[/SUB] là
    A. 60% H[SUB]2[/SUB]; 40% C[SUB]2[/SUB]H[SUB]2 [/SUB]; 14,5 B. 40% H[SUB]2[/SUB]; 60% C[SUB]2[/SUB]H[SUB]2[/SUB]; 29
    C. 60% H[SUB]2[/SUB]; 40% C[SUB]2[/SUB]H[SUB]2 [/SUB]; 29 D. 40% H[SUB]2[/SUB]; 60% C[SUB]2[/SUB]H[SUB]2 [/SUB]; 14,5
    07. Hòa tan 4,5 gam tinh thể MSO[SUB]4[/SUB].5H[SUB]2[/SUB]O vào nước được dung dịch X. Điện phân dung dịch X với điện cực trơ và cường độ dòng điện 1,93A. Nếu thời gian điện phân là t (s) thì thu được kim loại M ở catot và 156,8 ml khí tại anot. Nếu thời gian điện phân là 2t (s) thì thu được 537,6 ml khí . Biết thể tích các khí đo ở đktc. Kim loại M và thời gian t lần lượt là:
    A. Cu và 1400 s B. Cu và 2800 s C. Ni và 2800 s D. Ni và 1400 s
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...