Tài liệu Tuyển tập chuyên đề luyện thi đại học môn Hóa ( chuyên đề + bài tập nâng cao )

Thảo luận trong 'ÔN THI ĐẠI HỌC' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương trình Hóa học

    III CÁC PHƯƠNG PHÁP CÂN BẰNG PHẢN ỨNG
    OXI HÓA KHỬ

    Nguyên tắc chung để cân bằng phản ứng oxi hóa khử là số điện tử cho của chất khử phải bằng số
    điện tử nhận của chất oxi hóa hay số oxi hóa tăng của chất khử phải bằng số oxi hóa giảm của
    chất oxi hóa.

    III.1. PHƯƠNG PHÁP CÂN BẰNG ĐIỆN TỬ (THĂNG BẰNG ELECTRON)

    Thực hiện các giai đoạn:

    + Viết phương trình phản ứng xảy ra với đầy đủ tác chất, sản phẩm (nếu đầu bài yêu cầu bổ
    sung phản ứng, rồi mới cân bằng).

    + Tính số oxi hóa của nguyên tố có số oxi hóa thay đổi. Nhận diện chất oxi hóa, chất khử.

    + Viết phản ứng cho, phản ứng nhận điện tử (Phản ứng oxi hóa, phản ứng khử). Chỉ cần viết
    nguyên tử của nguyên tố có số oxi hóa thay đổi, với số oxi hóa được để bên trên. Thêm hệ số
    thích hợp để số nguyên tử của nguyên tố có số oxi hóa thay đổi hai bên bằng nhau.

    + Cân bằng số điện tử cho, nhận. Số điện tử cho của chất khử bằng số điện tử nhận của chất oxi
    hóa (Hay số oxi hóa tăng của chất khử bằng số oxi hóa giảm của chất oxi hóa) bằng cách thêm hệ
    số thích hợp.

    + Phối hợp các phản ứng cho, nhận điện tử; các hệ số cân bằng tìm được; và phản ứng lúc đầu
    để bổ sung hệ số thích hợp vào phản ứng lúc đầu.

    + Cuối cùng cân bằng các nguyên tố còn lại (nếu có) như phản ứng trao đổi.

    Các thí dụ: Cân bằng các phản ứng sau đây theo phương pháp cân bằng điện tử.



    .

    Chương trình Hóa học
    Chuần bị thi vô Đại học: Số oxi hóa khử
    Phản ứng oxi hóa khử
    Thế điện hóa chuẩn
    Các phương pháp cân bằng phản ứng oxi hóa khử
    Quy luật chung về sự hòa tan trong nước các muối và hydroxyd

    IV.QUI LUẬT CHUNG VỂ SỰ HÒA TAN TRONG
    NƯỚC CỦA CÁC MUỐI VÀ HIDROXIT THƯỜNG GẶP

    Các qui luật thực nghiệm về sự hòa tan này giúp biết được muối hay bazơ (baz, base) nào có
    thể hòa tan trong nước tạo dung dịch, muối hay bazơ nào không tan (kết tủa, trầm hiện, coi
    như không tạo dung dịch). Điều này để chúng ta biết phản ứng trao đổi hay phản ứng trong
    dung dịch có thể xảy ra hay không (như muối với muối, muối với bazơ, kim loại với dung
    dịch muối, ).

    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...