Tài liệu Tuyên ngôn của Quốc hội Việt Nam - ngọn cờ tư tưởng của các thế hệ đại biểu Quốc hội

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tuyên ngôn của Quốc hội Việt Nam - ngọn cờ tư tưởng


    của các thế hệ đại biểu Quốc hội











    Cây đa Tân Trào. Ảnh: ST












    Tại phiên họp đầu tiên ngày 2/3/1946 Quốc hội khóa I đã thông qua bản Tuyên ngôn của Quốc hội Việt Nam. Đây là văn kiện chính trị, pháp lý quan trọng chứa đựng những nội dung mang tính nguyên tắc xác định phương hướng hoạt động của Quốc hội Việt Nam. Tuyên ngôn của Quốc hội không chỉ là một văn kiện có tính lịch sử mà còn có giá trị trường tồn, là ngọn cờ tư tưởng cho các thế hệ đại biểu Quốc hội nghiên cứu, học tập và vận dụng trong điều kiện mới. Bài viết phân tích nội dung cơ bản của Tuyên ngôn và những giá trị lịch sử, hiện tại của văn kiện này.

    Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ngày 6/1/1946 đã đánh dấu một mốc son quan trọng trong việc hình thành thể chế dân chủ của nước ta: Quốc hội Việt Nam ra đời. Kể từ ngày đó đến nay, suốt 65 năm hoạt động, Quốc hội luôn đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc với biết bao sự kiện quan trọng. Tuy nhiên có một sự kiện cho đến nay còn ít được các nhà khoa học nghiên cứu là tại phiên họp đầu tiên, ngày 2/3/1946 của Quốc hội khóa I, Quốc hội đã thông qua bản Tuyên ngôn của Quốc hội Việt Nam1. Đây là văn kiện chính trị, pháp lý đầu tiên được Quốc hội ban hành trong hoàn cảnh đặc biệt. Sau thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử, tình hình chính trị ở nước ta có nhiều diễn biến rất phức tạp. Ở miền Nam, thực dân Pháp mở lại cuộc chiến tranh xâm lược lan rộng đến cả Tây Nguyên, Nam Trung bộ và ráo riết chuẩn bị cuộc hành quân mạo hiểm tập kích ra miền Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não của cách mạng và chiếm lại toàn bộ nước ta. Ở miền Bắc, quân Anh đã rút khỏi nước ta, quân Tưởng vẫn đóng từ vĩ tuyến 16 trở ra. Quân Pháp từ Vân Nam trở lại chiếm một số nơi ở vùng Tây Bắc. Các tổ chức đảng Việt Quốc2, Việt Cách3 lợi dụng hoàn cảnh khó khăn gây sức ép với chính quyền cách mạng. Đã có nhiều cuộc tiếp xúc giữa đại diện Chính phủ Việt Nam và đại diện Chính phủ Pháp nhưng không thỏa thuận được giải pháp pháp lý dù là tạm thời. Dưới góc độ của công pháp quốc tế, Chính phủ Việt Nam vẫn chỉ là Chính phủ lâm thời được thành lập trên cơ sở cải tổ Ủy ban Dân tộc giải phóng do Quốc dân Đại hội ở Tân Trào cử ra. Trong quá trình đấu tranh, thương lượng với Việt Quốc, Việt Cách, Chính phủ lâm thời cũng đã tự cải tổ thành Chính phủ liên hiệp lâm thời, mở rộng thành phần để thu hút thêm một số thành viên của Việt Quốc, Việt Cách. Cách mạng gặp muôn vàn khó khăn. Quan hệ Việt - Pháp đang đứng trước bờ vực của chiến tranh. Trước tình hình đó, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cố gắng hoàn tất mọi công việc để tiến hành khai mạc Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội tại Nhà hát lớn thành phố Hà Nội vào ngày 2/3/1946. Tại phiên họp chỉ kéo dài khoảng bốn giờ
    này, Quốc hội đã làm được nhiều việc quan trọng như xem xét báo cáo của Chính


    phủ, đồng ý với thỉnh cầu của Chính phủ, “mở rộng số đại biểu thêm 70 người” là

    “các đồng chí ở hải ngoại về Việt Nam Quốc dân đảng và Việt Nam cách mạng đồng minh hội”4, thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến, Cố vấn đoàn và Kháng chiến ủy viên hội5, thành lập Ban Thường trực Quốc hội, bầu Ban dự thảo Hiến pháp đồng thời Quốc hội “nghe thư ký đọc và thông qua Tuyên ngôn của Quốc hội”6. Tuyên ngôn rất ngắn gọn chỉ gồm 300 từ, nêu khái quát những vấn đề chủ yếu nhất về đường hướng hoạt động của Quốc hội Việt Nam.




    Trước hết, cần tìm hiểu về khái niệm “Tuyên ngôn”. Tuyên ngôn (declaration) được hiểu là “bản tuyên bố một phương hướng hành động và phương hướng ấy là lý do để các lực lượng đưa ra tuyên ngôn”7. Một cách hiểu khác rõ ràng hơn, tuyên ngôn là “bản tuyên bố có tính cương lĩnh của một chính đảng, một tổ chức”8. Một cách hiểu tương tự, tuyên ngôn là “nói rõ với công chúng - văn tự để phát biểu ý kiến chính trị của mình”9. Như vậy, tuyên ngôn có thể hiểu với nghĩa phổ quát nhất là một văn bản tuyên bố mang tính chính trị của một tổ chức hoặc lực lượng, thể hiện phương hướng hành động của tổ chức ấy. Ví dụ, Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ (1776), Tuyên ngôn Nhân quyền (1789) của Pháp, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (1848), Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam (1945), Tuyên ngôn Nhân quyền thề giới
    (1948) .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...