Luận Văn Tuyển dụng công chức nhà nước - thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tuyển dụng công chức nhà nước - thực trạng và giải pháp

    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU 1


    CHƯƠNG 1 .6


    NHỮNG VÀN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG CHỨC VÀ TUYÊN DỤNG CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC .6


    1.1. Khái niệm công chức nhà nước .6


    1.1.1. Khái niệm cán bộ 6


    1.1.2. Khái niệm công chức 6


    1.1.3. Khái niệm viên chức .7


    1.2. Căn cứ tuyển dụng cán bộ, công chức .7


    1.2.1. Khái niệm tuyển dụng công chức .7


    1.2.2. Căn cứ tuyển dụng cán bộ, công chức 7


    1.3. Nguyên tắc tuyển dụng 8


    1.4. Tiêu chuẩn của người dự tuyển công chức 11


    1.4.1. Tiêu chuẩn về nhân thân .12


    1.4.2. Tiêu chuẩn về trình độ, năng lực 12


    1.4.3. Tiêu chuẩn về thời gian - tuổi tác 13


    1.5. Trình tự, thủ tục tuyển dụng công chức 13


    1.5.1.Đối tượng, điều kiện đăng ký dự tuyển công chức .13


    1.5.2.Trình tự, thủ tục tuyển dụng công chức 14


    l.6. Chế độ ưu tiên trong thi tuyển, xét tuyển .17


    1.6.1. Chế độ ưu tiên trong thi tuyển: .18


    1.6.2. Chế độ ưu tiên trong xét tuyển: .18


    1.7. Trình tự, thủ tục tuyển dụng công chức dự bị .19


    1.7.1 Điều kiện đăng ký dự tuyển .19


    1.7.2. Trình tự, thủ tục tuyển dụng công chức dự bị 19


    1.7.3. Chế độ ưu tiên trong thi tuyển, xét tuyển công chức dự bị 23


    1.7.4. Thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị 24


    CHƯƠNG 2 .25


    THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC HIỆN


    NAY .25


    2.1. Thực trạng công chức nước ta hiện nay 25

    2.2.Thực trạng tuyển dụng công chức hiện nay .27


    * Tuyển dụng công chức ở Long An 27


    2.3. Những thành tựu và hạn chế trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 30


    2.3.1. Thành tựu 30


    2.3.2. Hạn chế .32


    2.4. Những thành tựu và khó khăn trong công tác tuyển dụng công chức, công chức dự bị 34


    2.4.1. Thành tựu 34


    2.4.2. Khó khăn 35


    CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VẤN ĐỀ TUYÊN DỤNG CÔNG CHỨC HIỆN NAY 41


    3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả tuyển dụng công chức Nhà nước 41


    3.2. Giải pháp cho việc tuyển dụng công chức hiện nay 44


    3.2.1. Một số nội dung mới liên quan đến chế độ công vụ và cán bộ, công chức 44


    3.2.2.Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tuyển dụng công chức .46


    3.2.3. Cải cách chính sách tiền lương .48


    3.3. Một số ý kiến về việc tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức ở Việt Nam hiện nay 49


    3.3.1. Những vấn đề đặt ra khi tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức ở Việt Nam hiện nay: .50


    3.3.1.1. về mặt nhận thức .50


    3.3.1.2. về mặt pháp lý .51


    3.3.1.3 về thực trạng 52


    3.3.2. Mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức . 53


    3.3.2.1. về mục tiêu 53


    3.3.2.2.Quan điểm và nguyên tắc: .53


    3.3.3. Phương hướng tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức .54


    KẾT LUẬN .57


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Bác Hồ từng nói: “cán bộ là gốc của mọi công việc. Công việc thành công hay thất bại đều do công tác cán bộ quyết định”. Trong giai đoạn đổi mới hiện nay khi nền kinh tế nước ta có những bước phát triển vượt bậc thì nền hành chính của nước nhà vẫn còn chuyển biến chậm, chưa đuổi kịp hay nói đúng hơn là chưa ngang bằng với sự phát triển của nền kinh tế. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã đề ra chiến lược cải cách hành chính quốc gia và phân kỳ thành thành từng giai đoạn. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức là khâu khó nhất trong lộ trình cải cách hành chính, vì cán bộ, công chức là cái gốc của mọi công việc, công việc có thành công hay thất bại là do cán bộ, công chức tốt hay xấu. Công chức Nhà nước là đội ngũ tiên phong, mang trọng trách lớn trong việc tổ chức và thực thi pháp luật, làm cho pháp luật đi vào cuộc sống nhân dân. Chúng ta phải tuyển chọn những người có đủ đức, đủ tài, vừa hồng, vừa chuyên như Bác Hồ đã nói để làm cho đất nước ngày càng phát triển và tiến bộ. Vì vậy, người viết chọn đề tài “Tuyển dụng công chức Nhà nước - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.


    2. Tình hình nghiên cứu đề tài


    Như đã biết, đây là đề tài đã có nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên nhận thấy được sự cần thiết phải nghiên cứu thêm các khía cạnh khác của vấn đề nên người viết đã chọn đề tài này cho luận văn tốt nghiệp của mình. Trong đề tài này, người viết phân tích các quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức nhà nước. Trên cơ sở so sánh các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, đồng thời đối chiếu với thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở đó tổng hợp các vấn đề nghiên cứu để thấy được những ưu điểm tiến bộ và những hạn chế, vướng mắc của các quy định pháp luật hiện hành; cố gắng đưa ra các giải pháp cụ thể để có thể hoàn thiện chế định tuyển dụng công chức nhà nước hiện nay.


    3. Mục đích nghiên cứu của đề tài


    Từ tính cấp thiết của vấn đề này, xét thấy cần phải có nhiều hơn nữa những nghiên cứu nhằm:


    - Để hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức nhà nước

    - Đi sâu vào phân tích những điều luật cụ thể có liên quan để tìm hiểu nội dung, tính hữu hiệu, cũng như những hạn chế thiếu sót của chế định tuyển dụng công chức nhà nước. Từ đó nêu ra những phương hướng cũng như một số giải pháp để hoàn thiện vấn đề


    - Trao dồi và củng cố lại kiến thức đã tiếp thu trong quá trình học tập.


    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài


    - về thời gian


    Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 01/2009 - 03/2009


    - Nguồn thông tin:


    Tài liệu chủ yếu được thu thập từ: giáo trình, sách, báo, tạp chí chuyên ngành và truy cập mạng mạng Internet.


    - về nội dung:


    Giới hạn trong phạm vi nghiên cứu là tuyển dụng công chức nhà nước.


    5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài


    Phương pháp nghiên cứu của người viết trong đề tài này chủ yếu dựa trên các cơ sở khoa học pháp lý. Và áp dụng các phương pháp sau:


    - Phân tích luật viết với cách tìm hiểu kỹ các quy phạm pháp luật để tìm hiểu tinh thần chung của các quy phạm pháp luật.


    - Phương pháp so sánh, đối chiếu và tổng hợp các quy định hiện hành.


    - Phương pháp tiếp cận thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, các tạp chí chuyên ngành, Internet ., và sử dụng phương pháp quy nạp để khái quát vấn đề nghiên cứu.


    6. Kết cấu của đề tài


    Luận văn được trình bày theo thứ tự: lời nói đầu, nội dung chính của đề tài được cụ thể hóa thành các chương, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo cần thiết cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đề tài.


    Nội dung chính gồm có ba chương:


    Chương 1: Những vấn đề chung về tuyển dụng công chức Nhà nước


    Chương 2: Thực trạng vấn đề tuyển dụng công chức Nhà Nước hiện nay


    Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện về vấn đề tuyển dụng công chức hiện nay
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...