Luận Văn Tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học chương Chất khí, Vật lí 10 nâng cao theo hướng

Thảo luận trong 'Vật Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MôC LôC
    Trang
    Trang phụ bìa i
    Lời cam đoan ii
    Lời cảm ơn . iii
    Mục lục 1
    Danh mục các chữ viết tắt 3
    MỞ ĐẦU 4
    1. Lí do chọn đề tài . 4
    2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu . 5
    3. Mục tiêu nghiên cứu 6
    4. Giả thuyết khoa học 6
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
    6. Đối tượng nghiên cứu 7
    7. Phạm vi nghiên cứu . 7
    8. Phương pháp nghiên cứu 7
    9. Cấu trúc luận văn . 8
    10. Đóng góp của luận văn . 9
    NỘI DUNG . 10
    Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC NHẬN THỨC
    CỦA HS TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP Ở TRƯỜNG THPT 10
    1.1. Tính tích cực và tự lực nhận thức của HS trong quá trình học tập . 10
    1.2. Tổng quan về BTVL và các hình thức dạy BTVL ở trường phổ thông . 17
    1.3. Một số hình thức giải BTVL ở trường phổ thông 22
    1.4. Kết luận chương 1 27
    Chương 2. TUYỂN CHỌN, GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP GIẢI VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ LỚP 10 NÂNG CAO THEO HƯỚNG RÈN LUYỆN VÀ PHÁT HUY
    TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CỦA HS . 29
    2.1. Mục tiêu về kiến thức và kỹ năng đối với chương “Chất khí” 29
    2.2. Tuyển chọn hệ thống BTVL chương “Chất khí” . 31
    2.3. Phương pháp giải các BTVL . 35
    2.4. Hướng dẫn HS giải BTVL . 45
    2.5. Sử dụng hệ thống bài tập chương “Chất khí” theo hướng rèn luyện
    và phát huy tính tích cực và tự lực của HS . 51
    2.6. Thiết kế giáo án cho một số bài học trong chương “Chất khí”
    có vận dụng hệ thống bài tập nói trên 56
    2.7. Kết luận chương 2 70
    Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 72
    3.1. Mục đích của TN sư phạm 72
    3.2. Đối tượng và nội dung TN sư phạm . 72
    3.3. Phương pháp TN . 72
    3.4. Kết quả TN sư phạm 74
    3.5. Kết luận chương 3 . 79KẾT LUẬN . 81
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 85
    PHỤ LỤC 87






    DANH MôC C¸C CHư VIÕT T¾T

    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD]Viết tắt
    [/TD]
    [TD]Viết đầy đủ là
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]BTVL
    CĐ, ĐH
    CNTT
    ĐC
    GDĐT
    GV
    HS
    PPDH
    THCS
    THPT
    TN

    [/TD]
    [TD]Bài tập vật lí
    Cao đẳng, Đại học
    Công nghệ thông tin
    Đối chứng
    Giáo dục đào tạo
    Giáo viên
    Học sinh
    Phương pháp dạy học
    Trung học cơ sở
    Trung học phổ thông
    Thực nghiệm

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]








    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đòi hỏi ngành giáo dục phải “đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục- đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học” [6]
    Để đạt được mục đích đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng mà nhà trường phải quan tâm là đổi mới phương pháp dạy học. Về vấn đề này, “Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010” nêu: “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục, chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của HS trong quá trình học tập ”. Nói cách khác, để có thể tạo ra những con người lao động mới thông minh, năng động và sáng tạo, thích ứng với nền kinh tế toàn cầu của xã hội, chúng ta cần đưa HS vào vị trí chủ thể hoạt động nhận thức, thông qua hoạt động tự lực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực trí tuệ.
    Điều 28, mục 2 của Luật Giáo dục (2005) cũng quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS ”.
    Để bồi dưỡng năng lực tự học, phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo cho HS trong dạy học vật lí thì việc GV sử dụng hệ thống bài tập một cách hợp lý và khoa học cũng có thể coi là một trong những biện pháp quan trọng, vì nó tạo ra được sự chuyển biến từ học tập thụ động sang học tập chủ động cho HS.
    Bài tập vật lí ở trường phổ thông có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố, đào sâu, mở rộng, hoàn thiện kiến thức lí thuyết và rèn luyện cho HS khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, góp phần giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp. Giải BTVL đòi hỏi ở HS sự hoạt động trí tuệ tích cực, tự lực và sáng tạo. Vì vậy có tác dụng tốt đối với sự phát triển tư duy của HS.
    Tuy nhiên, việc dạy BTVL ở phổ thông hiện nay còn chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức, mặt khác, do số lượng của các tiết bài tập trong chương trình quá ít, thời lượng của các tiết dạy lí thuyết cũng không đủ để GV có thể giúp HS củng cố hết các kiến thức đã học thông qua việc giải các bài tập, .vì vậy mà chưa phát huy được hết vai trò của BTVL trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
    Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sách viết về BTVL, trên mạng internet cũng đang ngày càng xuất hiện nhiều trang web, nhiều website cung cấp các bài tập để phục vụ cho việc học của HS và việc dạy của GV. Đây cũng là thuận lợi, đồng thời cũng là khó khăn không nhỏ, nhất là đối với các HS mà sức học còn non yếu, bởi các em sẽ thấy choáng ngợp trước cả “núi” bài tập đồ sộ và “hỗn độn” đó. Vì vậy mà việc tuyển chọn các bài tập sao cho phù hợp với nhiều đối tượng HS, phân loại bài tập theo từng dạng để HS có thể dễ dàng luyện tập nhằm góp phần rèn luyện và phát huy tính tích cực, tự lực của HS đang là vấn đề hết sức cần thiết.
    Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài : “Tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học chương “Chất khí”, Vật lí 10 nâng cao theo hướng rèn luyện và phát huy tính tích cực, tự lực của HS” để làm luận văn Thạc sĩ giáo dục chuyên ngành Lí luận và PPDH Vật lí.
    2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
    Đối với các môn học, nhất là các môn khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hoá thì bài tập đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong các bài kiểm tra, thi học kì, thi tốt nghiệp, thậm chí là trong các kì thi tuyển sinh CĐ, ĐH, song, việc nghiên cứu và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS chưa được quan tâm thích đáng; số lượng các công trình nghiên cứu, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đề cập đến vấn đề này cũng chưa nhiều.
    Qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy: đã có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về bài tập nhằm phát huy tính tích cực, tự học và khả năng sáng tạo của HS như: “Phát triển các phương pháp giải các bài toán hoá học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực sáng tạo của HS trong dạy học hoá học ở trường phổ thông” của Phan Văn Kim Đồng, “Bồi dưỡng năng lực tự học của HS THPT khối chuyên hoá thông qua bài tập hoá học” của Nguyễn Thị Hương, “Khai thác sử dụng bài tập thí nghiệm nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS trong dạy học phần “Quang học” lớp 7 THCS” của Nguyễn Thị Liên, .song, chưa thấy có công trình nào nghiên cứu đến việc phân loại và sử dụng hệ thống BTVL (nhất là đối với chương “Chất khí”- Vật lí lớp 10 Nâng cao) trong dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập của HS.
    Trên cơ sở kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở lí luận của đề tài, chúng tôi sẽ tiến hành tuyển chọn, phân loại và sử dụng hệ thống bài tập chương “Chất khí” trong dạy học Vật lí 10 Nâng cao nhằm góp phần rèn luyện và phát huy tính tích cực, tự lực của HS.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...