Thạc Sĩ Tuyển chọn và phát triển một số dòng, giống lúa nếp mới có năng suất, chất lượng tốt cho huyện Quế V

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 26/7/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng Sông Hồng cách Thủ đô Hà Nội 31 km về phía Đông Bắc. Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua dòng chảy đổ về Sông Đuống và Sông Thái Bình. Trong những năm gần đây, diện tích cấy lúa của tỉnh có xu hướng giảm dần (từ 83.948 ha năm 2001 xuống còn 79.836 ha năm 2005), việc thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa, tăng giá trị kinh tế trên mỗi đơn vị canh tác dựa trên cơ sở đặc thù kinh tế - xã hội, địa lý của từng vùng trở nên cấp thiết, bước đầu đã cho kết quả rất to lớn.
    Lúa nếp là một trong những cây trồng được ưu tiên phát triển là cây hàng hóa của tỉnh Bắc Ninh. Nhu cầu gạo nếp trên thị trường Bắc Ninh và Hà Nội rất lớn. Gạo nếp dùng làm bánh, đồ xôi trong các dịp lễ tết, cưới hỏi, làm nguyên liệu chính sản xuất ra bánh Phu thê, bánh dợm, bánh chưng, bánh dầy là các loại bánh đặc sản phục vụ lễ hội và khách du lịch, một phần phục vụ nấu rượu nếp đặc sản, một phần lúa nếp non dùng để sản xuất cốm. Tuy nhiên, hiện nay sản lượng lúa nếp hàng năm chỉ mới đáp ứng được phần lớn nhu cầu trong tỉnh, một phần thị trường rộng lớn khu vực Hà Nội còn đang bỏ ngỏ. Vụ xuân năm 2008, Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo các địa phương gieo cấy 4.580 ha lúa nếp, chiếm 11,45% tổng diện tích gieo cấy của cả vụ, tăng 263 ha so với niên vụ trước. Các huyện Thuận Thành, Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong, Từ Sơn có diện tích trồng lúa nếp lớn, từ 520 đến 1035 ha, chiếm từ 6.4% đến gần 37,3% diện tích gieo cấy toàn huyện. Giống lúa N97, N87, 9603, PD2, Trong đó giống nếp IRI352 chiếm diện tích lớn nhất với 1.135 ha, chiếm gần 24,8%.
    Các giống lúa nếp hiện đang trồng trên địa bàn đều cho năng suất trung bình 45 - 50 ta/ha. Độ trắng, độ bóng, độ mềm, độ dẻo và thơm của các giống lúa nếp đang trồng vẫn chưa bằng các giống nếp Quýt, nếp cái hoa vàng. Vì thế chưa đáp ứng được nhu cầu trong việc chế biến những sản phẩm bánh đặc sản. Giống IRI352 cho năng suất cao, dẻo, nhiều, thơm ít. Giống nếp hoa trắng chỉ cấy trong vụ mùa, thơm ngon, nhưng bị nhiễm nhiều sâu đục thân. Còn các giống nếp N87, N97 tuy cho năng suất cao như lúa tẻ, dẻo nhưng hầu như không thơm.
    Do vậy, đi đôi với việc khuyến khích mở rộng diện tích cấy lúa nếp, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, việc lựa chọn đưa vào trồng các giống lúa nếp mới có chất lượng tốt vào sản xuất, xây dựng và phổ biến cho nông dân quy trình kỹ thuật canh tác lúa nếp lầ một trong những giải pháp quan trọng, góp phần nâng cao giá trị sản xuất từ đất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân. Thời gian vừa qua một số viện và trường đặc biệt là bộ môn Công nghệ sinh học – Trường Đại Học Nông Nghiệp – Hà Nội đã lai tạo được một số dòng, giống lúa thuần (TN13–5, N46. N91, NV1, NV2, NV3, ) chất lượng cao, trong đó có các giống lúa nếp NV1, NV2, NV3 qua khảo nghiệm ở một số nơi cho thấy đây là những giống có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, hạt gạo tròn, to, có độ mềm, độ dẻo cao, rất thơm ngon và cấy được cả 2 vụ trong năm. Tuy nhiên giống có tính chất địa phương thích hợp với vùng này nhưng chưa chắc thích hợp với vùng khác. Chính vì thế để xác định giống nào có khả năng thích ứng ở huyện Quế Võ nhằm nhanh chóng đưa các giống lúa nếp mới năng suất cao, chất lượng tốt vào cơ cấu cây trồng, góp phần thúc đẩy mở rộng diện tích trồng lúa nếp, tạo nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa, ổn định nâng cao đời sống cho nhân dân tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi tiến hành đề tài: “Tuyển chọn và phát triển một số dòng/giống lúa nếp mới có năng suất, chất lượng tốt cho huyện Quế Võ – tỉnh Bắc Ninh”.
    1.2. Mục đích và yêu cầu
    1.2.1. Mục đích
    - Tuyển chọn được 1-2 giống lúa nếp mới có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh, phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương, có khả năng thay thế được giống lúa nếp 87, nếp IR352 đang trồng phổ biến ở Quế Võ- Bắc Ninh
    - Đề xuất cơ cấu giống lúa nếp hợp lý cho vùng chuyên sản xuất lúa nếp theo hướng phát triển lúa hàng hóa ở huyện Quế Võ – tỉnh Bắc Ninh.
    1.2.2. Yêu cầu
    - Điều tra cơ cấu giống, diện tích, năng suất, sản lượng và khả năng tiêu thụ của các giống lúa nếp trên địa bàn huyện Quế Võ. Phân tích ưu, nhược điểm của các giống nếp đang trồng phổ biến trên địa bàn.
    - Triển khai thí nghiệm so sánh giống lúa nếp, nghiên cứu chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển nhanh, chống chịu và chất lượng đủ cơ sở để kết luận một giống tốt.
    - Trình diễn một số giống tốt ở một số địa phương đại diện cho huyện Quế Võ- Bắc Ninh.
    1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    1.3.1. Ý nghĩa khoa học
    Đề tài cung cấp những thông tin về cơ cấu giống lúa của huyện Quế Võ trong những năm gần đây, những hạn chế của các giống lúa trong cơ cấu sản xuất và đặc biệt cung cấp những thông tin về các đặc trưng và đặc tính của các giống lúa tham gia thí nghiệm trong điều kiện tự nhiên của huyện Quế Võ, làm cơ sở xây dựng cơ cấu giống lúa mới cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
    1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Chọn ra được 1 - 2 giống lúa có triển vọng, phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng để đưa vào cơ cấu giống lúa của huyện Quế Võ, phát triển ra diện rộng mang lại hiệu quả kinh tế cao.


    Mục Lục

    Lêi cam ®oan i
    Lêi cam ¬n ii
    Môc lôc iii
    Danh môc b¶ng v
    1. MỞ ĐẦU 1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2. Mục đích và yêu cầu 3
    1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    2.1. Nghiên cứu nguồn gốc và phân loại cây lúa 4
    2.2. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh thái và sự phát triển của cây lúa 8
    2.3. Một số kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực chọn tạo giống lúa 16
    2.4. Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất và môi trường 24
    2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trong nước và trên thế giới 25
    3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
    3.1. Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sản xuất lúa, cơ cấu giống lúa nếp của Huyện Quế Võ 36
    3.2. Thí nghiệm khảo nghiệm giống 36
    3.3. Phân tích kết quả thí nghiệm theo IRRIS TAT 4.4 41
    3.4. Mô hình trình diễn giống lúa triển vọng 42
    4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44
    4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, sản xuất và cơ cấu giống lúa huyện Quế Võ (2005 - 2007). 44
    4.1.1. Điều kiện tự nhiên 44
    4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Quế Võ 49
    4.1.3. Tình hình sản xuất lúa huyện Quế Võ từ năm 2005 – 2007 49
    4.2. Kết quả thí nghiệm so sánh giống 51
    4.2.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển 51
    4.2.2. Một số đặc trưng về hình thái giống 67
    4.2.3. Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh hại chính 74
    4.2.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 77
    4.2.5. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng gạo 80
    4.2.6. Hội nghị đầu bờ đánh giá, cho điểm đối với một số giống lúa triển vọng ở vụ xuân 2008 84
    4.3. Mô hình trình diễn một số dòng, giống triển vọng tại địa phương 88
    4.3.1. Diện tích, năng suất của các dòng, giống lúa triển vọng 88
    4.3.2. Tính toán hiệu quả kinh tế của giống triển vọng so với đối chứng 89
    5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 90
    5.1. Kết luận 90
    5.2. Đề nghị 90
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...