Luận Văn Tuyển chọn chủng có khả năng chịu axit và muối mật cao từ các chủng vi khuẩn lactic trong một số sản

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1
    MỞ ĐẦU
    1.
    Xã hội càng phát triển thì việc nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật lại càng được chú trọng. Lo sợ trước các tác động có hại của việc điều trị bệnh bằng kháng sinh, con người ngày càng ưa thích những phương pháp giữ gìn sức khỏe, phòng tránh và điều trị bệnh tật có nguồn gốc tự nhiên, tạo ra sự cân bằng, ổn định trong cơ thể. Một trong số những phương pháp phổ biến rộng rãi nhất hiện nay là sử dụng các chế phẩm probiotic.
    Probiotic là chế phẩm gồm các vi sinh vật sống, chủ yếu là vi khuẩn lactic. Đây là những vi khuẩn sống tự nhiên trong đường tiêu hóa của con người và các loài động vật khác. Chúng có nhiều tác động có lợi cho sức khỏe như giúp ổn định hệ vi sinh vật đường ruột, ức chế vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa, giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bị ung thư.
    Để thường xuyên duy trì những tác động này, có thể bổ sung thêm từ nguồn thực phẩm lên men có chứa chúng như sữa chua, tôm chua, nem chua hoặc từ các chế phẩm chuyên dụng. Hiệu quả của chúng sẽ càng được tăng cường khi các chủng vi khuẩn lactic trong đó đã qua những nghiên cứu sàng lọc để đảm bảo chúng có tiềm năng probiotic mạnh.
    Một trong những tính chất quyết định tiềm năng probiotic của các chủng vi khuẩn này là khả năng tồn tại, thích nghi được với môi trường trong đường tiêu hóa động vật. Chúng phải chịu được môi trường axit ở dạ dày và thích nghi được với nồng độ muối mật ở ruột và các tác động của các enzyme trong đường tiêu hóa.
    Những năm gần đây, các loại thực phẩm có các vi sinh vật probiotic rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có nhiều các nghiên cứu phân lập và khảo sát tiềm năng probiotic của hệ vi sinh vật lên men lactic ở nước ta. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Tuyển chọn chủng có khả năng chịu axit và muối mật cao từ các chủng vi khuẩn lactic trong một số sản phẩm lên men lactic trên địa bàn thành phố Huế”, nhằm xác định được một số chủng có khả năng tồn tại và thích nghi trong đường tiêu hóa động vật, làm tiền đề cho các nghiên cứu tuyển chọn các dòng vi khuẩn lactic có tiềm năng probiotic để ứng dụng vào sản xuất.

    MỤC LỤC

    PHẦN 1 : MỞ ĐẦU 1

    PHẦN 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    2.1 Tổng quan về vi khuẩn lactic 3
    2.1.1 Đặc điểm sinh lý, sinh hóa của vi khuẩn 3
    2.1.2 Các nhóm vi khuẩn lactic 3
    2.1.3 Ứng dụng của vi khuẩn lactic 12
    2.2 Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của người . 12
    2.2.1 Đặc điểm chung của hệ vi sinh vật đường tiêu hóa người 12
    2.2.2 Chức năng các nhóm vi sinh vật chủ yếu trong đường tiêu hóa người 13
    2.3 Tổng quan về probiotics 14
    2.3.1 Khái niệm probiotics . 14
    2.3.2 Những tính chất có lợi của probiotics . 16
    2.3.3 Các tiêu chuẩn sàng lọc một chủng vi khuẩn làm probiotics . 19
    2.4. Khả năng tồn tại và sinh trưởng của vi khuẩn lactic trong đường tiêu hóa người 20
    2.5 Tình hình nghiên cứu khả năng chịu axit và muối mật của vi khuẩn lactic trên thế giới 21
    2.6 Tình hình nghiên cứu khả năng chịu axit và muối mật của vi khuẩn lactic ở Việt Nam 21

    PHẦN 3 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
    3.1 Đối tượng nghiên cứu . 23
    3.2 Thiết bị, hóa chất sử dụng 26
    3.2.1 Thiết bị 26
    3.2.2 Hóa chất 26
    3.3 Phương pháp nghiên cứu 26
    3.31. Phương pháp hoạt hóa giống . 26
    3.3.2. Phương pháp nuôi cấy tăng sinh . 27
    3.3.3. Phương pháp bảo quản giống . 27
    3.3.4. Phương pháp xác định mật độ tế bào trong môi trường lỏng 28
    3.3.5. Phương pháp khảo sát khả năng chịu muối mật 29
    3.3.6. Phương pháp khảo sát khả năng chịu axit . 30
    3.3.7. Phương pháp xây dựng đường cong sinh trưởng 30
    3.3.8 Phương pháp xử lí số liệu . 31

    PHẦN 4 : KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 32
    4.1. Kết quả khảo sát khả năng chịu muối mật 32
    4.2. Kết quả khảo sát khả năng chịu axit . 34
    4.3. Xác định khả năng sinh trưởng và tích lũy sinh khối của MC9 . 43
    4.4. Kết quả định danh . 44

    PHẦN 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...