Luận Văn Tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi qua hoạt động vẽ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên mục: Giáo dục mầm non
    Trường: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
    Loại: Đề tài tốt nghiệp
    File: .doc


    Trình độ: Đại học
    Số trang: 107
    Hoạt động sáng tạo gắn liền với lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Từ việc tìm ra lửa, chế tạo công cụ bằng đá thô sơ đến việc sử dụng năng lượng nguyên tử chinh phục vũ trụ đều là kết quả hoạt động sáng tạo của loài người. Hoạt động sáng tạo của loài người không ngừng được phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Sáng tạo không thể tách rời khỏi tư duy, tưởng tượng của con người. Chính quá trình tưởng tượng sáng tạo với chủ thể là con người đã tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần, các thành tựu vĩ đại về mọi mặt trong cuộc sống và tạo ra nền văn minh nhân loại. Ngày nay, cùng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ, số lượng các bài toán phức tạp mà loài người cần phải giải quyết tăng nhanh, trong khi yêu cầu thời gian giải bài toán cần được rút ngắn. Người ta lại không thể nào tăng mãi phương tiện và số lượng người tham gia giải bài toán. Vì vậy đòi hỏi con người phải không ngừng sáng tạo. Muốn đạt hiệu quả cao trong sáng tạo đòi hỏi phải bồi dưỡng khả năng tưởng tượng sáng tạo cho con người ngay từ khi còn rất nhỏ. Một trong những cách tối ưu là phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo cho trẻ trước tuổi học (từ 5 - 6 tuổi).
    Thực tiễn cho thấy con người có khả năng sáng tạo từ rất sớm: Moza 3 tuổi đã tự mình hoà âm trên đàn, 5 tuổi đã sáng tác nhạc, 8 tuổi đã viết những bản xônát và giao hưởng đầu tiên. Newton lúc lên 8 tuổi đã biết làm trò chơi cơ học khiến mọi người phải ngạc nhiên. Êđisơn khi 7 tuổi đã có phát minh đầu tiên về bóng đèn diện Như vậy các nhà giáo dục hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, con người luôn tiềm tàng khả năng sáng tạo từ rất sớm. Điều quan trọng là phải sớm phát hiện, động viên, khích lệ và có biện pháp giúp các em phát huy và phát triển khả năng sáng tạo của mình.
    Trường mầm non là môi trường rất thuận lợi tạo điều kiện cho sự nảy nở và phát triển những ý tưởng sáng tạo đang còn ấp ủ trong trẻ em. Sự hình thành và phát triển những khả năng tưởng tượng ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là một tiền đề quan trọng đặt nền móng cho khả năng sáng tạo trong mọi hoạt động sau này của đứa trẻ, đồng thời tạo mọi điều kiện quan trọng cho trẻ học tập thông minh và sáng tạo ở lứa tuổi học đường.
    Đối với trẻ mẫu giáo, óc tưởng tượng sáng tạo thể hiện trình độ phát triển trí tuệ nói chung và tư duy nói riêng. Điều này được cụ thể hoá trong mục tiêu giáo dục mầm non, Quyết định 55 của Bộ giáo dục và Đào tạo: Chúng ta cần phải rèn luyện và phát triển trí tưởng tượng cho trẻ.
    ở trường mầm non trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được tham gia vào rất nhiều các dạng hoạt động phong phú, song có thể nói, hoạt động hấp dẫn và thu hút trẻ nhất là hoạt động tạo hình. Hoạt động tạo hình là sự liên kết của các loại hình hoạt động phong phú như: vẽ, nặn, dán, xé, lắp ghép. Trong đó hoạt động có khả năng rèn luyện óc tưởng tượng sáng tạo tốt nhất là hoạt động vẽ. Vì nó đòi hỏi trẻ phải huy động một cách tích cực những biểu tượng và vốn hiểu biết của mình. Tranh vẽ của trẻ mẫu giáo thể hiện vốn kinh nghiệm mà trẻ có được qua quá trình trẻ tiếp xúc với thế giới xung quanh. Trẻ nhận biết thế giới như thế nào thì phản ánh vào tranh vẽ như vậy. Sự đa dạng và hợp lý trong tranh vẽ của trẻ phụ thuộc vào vốn biểu tượng, vốn kinh nghệm và phương pháp hướng dẫn của người lớn.
     
Đang tải...