Tiểu Luận Tưởng của c.mác, ph.ăng-ghen về động lực lịch sử

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tưởng của c.mác, ph.ăng-ghen về động lực lịch sử


    TÊN ĐỀ TÀI: Tưởng của c.mác, ph.ăng-ghen về động lực lịch sử
    Vấn đề lịch sử là một vấn đề được rất nhiều nhà khoa học xã hội quan tâm, đặc biệt là các nhà triết học và các nhà xã hội học. Trước C.Mác, Ph.Ăng-ghen cũng đã có rất nhiều quan niệm về lịch sử. Tuy nhiên, do chưa có xuất phát điểm khoa học, nên các nhà nghiên cứu đi trước hoặc là siêu hình hoặc là duy tâm, hoặc là chưa thấy được căn nguyên đích thực thúc đẩy sự phát triển của lịch sử, chưa giải thích được các giai đoạn phát triển trong lịch sử (điều này ngay cả C.Mác, Ph.Ăng-ghen cũng đề cập rất nhiều trong những tác phẩm của hai ông).
    Chẳng hạn Can-tơ, dưới con mắt của ông “lịch sử được hiểu là phương thức tồn tại của con người như là một chủ thể. Một mặt, đó là quá trình trong đó qua những hoạt động của mình con người ngày càng phát triển khả năng và bản chất của mình. Mặt khác, đây là lĩnh vực để con người thực hiện các mục đích và lý tưởng đạo đức” . Can-tơ đã nhìn thấy “tiến trình lịch sử nhân loại là sự tiếp tục quá trình phát triển của lịch sử tự nhiên, nó diễn ra theo xu hướng ngày càng tiến bộ Bản thân lịch sử là một quá trình thống nhất, phát triển theo những quy luật nội tại và tất yếu của nó, chứ không phải do chúa trời hay những lực lượng siêu nhiên nào tạo ra”1. Như vậy, khi giải quyết vấn đề lịch sử Can-tơ đã đứng trên lập trường duy vật và phần nào đã tiếp cận được tư tưởng biện chứng. Ông đã biết được rằng lịch sử phát triển theo quy luật hay nói cách khác mâu thuẫn xã hội là động lực thúc đẩy xã hội, thúc đẩy lịch sử phát triển. Tuy nhiên Can-tơ lại chư đưa ra được mâu thuẫn, và các hình thức mâu thuẫn để lý giải cho các quan điểm của ông.
    Cũng như Can-tơ, Phích-tơ cho rằng lịch sử là một quá trình thống nhất diễn ra theo những quy luật tất yếu khách quan. Nhưng với Phích-tơ “lịch sử phát triển trên quy mô toàn nhân loại mặc dù thực hiện cụ thể thông qua hoạt động của mỗi con người, tức là mỗi cái tôi kinh nghiệm. Tự do là kết quả quá trình lịch sử con người nhận thức và cải tạo thế giới, giải quyết những mâu thuẫn giữa cái “tôi” và cái không-tôi, tiếp cận cái tôi tuyệt đối” . Theo Phích-tơ nhà nước và pháp quyền đó là những công cụ hữu hiệu để nhân loại thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình nhằm tiến tới cái tôi tuyệt đối, tức là tự do tuyệt đối. Như vậy, cùng với việc không nhìn thấy bản chất nhà nước, Phích-tơ đã cổ vũ cho nhà nước Phổ, đồng thời ông đã hướng đến quan niệm nhà nước đó là động lực thúc đẩy lịch sử .
    .

    Nghiên cứu vấn đề động lực phát triển lịch sử của Mác Ăng-ghen, một lần nữa chúng ta thấy được mâu thuẫn bên trong xã hội, mâu thuẫn của tư sản và vô sản đó là tât yếu, do đó đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản và vô sản, cách mạng xã hội xãy ra sớm hay muộn đó cũng là tất yếu khách quan. Và xu hướng chúng của lịch sử là xu hướng phát triển vì vậy xã hội loài người luôn luôn hướng tới tiến bộ xã hội, điều này đã cổ vũ cho tất cả chúng ta – những người công dân Việt nam đang theo đuổi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng như anh em vô sản trên toàn thế giới rằng cách mạng chắc chắn sẽ thành công, chủ nghĩa tư bản rồi sẽ lùi lại để nhường đường cho chủ nghĩa cộng sản.​
     
Đang tải...