Báo Cáo Tục thờ đức thánh đông hải đại vương nguyễn phục làng phú xá, quảng xương, thanh hóa

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TỤC THỜ ĐỨC THÁNH ĐÔNG HẢI ĐẠI VƯƠNG NGUYỄN PHỤC
    LÀNG PHÚ XÁ, QUẢNG XƯƠNG, THANH HÓA

    THE CUSTOM ĐONG HAI ĐAI VUONG THE HOLY MONK NGUYEN PHUC
    IN PHU XA VILLAGE, QUANG XUONG, THANH HOA

    SVTH: Nguyễn Văn Thuận
    Lớp 06CVHH, Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư Phạm
    GVHD: TS. nguyễn Xuân Hương
    Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư Phạm

    TÓM TẮT
    Tục thờ đã có lịch sử hơn năm thế kỷ tồn tại và phát triển ở làng Phú Xá. Nó chứa đựng
    một giá trị to lớn cả về vật chất và tinh thần như giá trị lịch sử, văn hóa tinh thần, tâm linh, giá trị
    đạo đức, giá trị du lịch. Nghi lễ gắn liền với lễ hội cầu ngư, cầu mùa, cầu bình an của người dân
    làng biển. Tục thờ này gắn liền với những truyền thuyết, sự tích, sắc phong, nghi lễ. Tuy nhiên thì
    chưa có một văn bản thành văn nào ghi chép về tục thờ này, từ trước tới nay việc lưu truyền nó
    chỉ bằng truyền miệng và thói quen trong sinh hoạt hàng ngày. Bài viết này góp phần giúp nhân
    dân nơi đây có một văn bản thành văn, khoa học nơi lưu giữ các giá trị của tục thờ đồng thời góp
    phần bảo tồn, phát huy và lưu truyền tục thờ này tới hậu thế, qua đó góp phần chứng minh sự đa
    dạng của văn hóa biển nói chung, tục thờ này nói riêng
    ABSTRACT
    The custom of worshipping in Phu Xa village has existed for over 5 centuries. It contains
    the great material and spiritual values such as historical, cultural, spiritual, moral and tourism
    values. The custom goes with the festival of fishing pray, and safe pray of people living near sea.
    The custom goes with legends, myths, rituals. However, it has just been passed by tradition by oral
    and habits of daily activities of people. Therefore, the custom hasn’t been recorded in any
    document. The purpose of my research is to help the local people have a scientific document which
    saving the values of this custom as well as reserving and developing it to future generations. And
    Ialso want to prove the varieties of sea culture in general and the custom in particular.
    1. Mở đầu
    Tục thờ Đức Thánh Đông Hải Đại Vương Nguyễn Phục là nét nổi bật, nét đặc sắc
    của văn hóa biển Việt Nam nói chung làng Phú Xá nói riêng. Tục thờ có tính chất thiêng
    liêng và có sự ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống tín ngưỡng, tinh thần của người dân làng
    biển Phú Xá. Từ bao đời nay, những truyền thuyết, sự tích, nghi lễ liên quan đến tục thờ
    Thánh Nguyễn Phục ở làng Phú Xá lúc hiện hữu, lúc cất kín trong cõi u minh và lung linh
    hiển hách trong đầu óc người dân nơi đây. Họ truyền đời nhau bằng miệng, bằng thói quen
    trong sinh hoạt hàng ngày mà chưa có một tài liệu văn bản nào hay một công trình nghiên
    cứu nào về nó được lưu truyền trong dân gian hay chính quyền địa phương. Tục thờ và
    ngôi làng đang đứng trước thời cơ và thách thức lớn cho sự phát triển khi mà làng nằm
    trong vùng quy hoạch phát triển du lịch sinh thái biển.
    Trước khả năng của sự biến đổi cũng như mong muốn được nghiên cứu về: “Tục
    thờ Đức Thánh Đông Hải Đại Vương Nguyễn Phục làng Phú Xá, Quảng Xương, Thanh
    Hóa
    ” nên tôi đã đi sâu khảo sát và tìm hiểu nó.
    2. Nội dung
    2.1. Khái quát chung về làng Phú Xá
    2.1.1. Làng Phú Xá từ góc nhìn địa lý

    Làng Phú Xá bao gồm thôn 7, thôn 8 và thôn 9 thuộc xã Quảng Đại, Quảng Xương,
    Thanh Hóa. Ngôi làng cách khu du lịch Sầm Sơn 6 km về hướng Nam. Khu làng giáp với
    địa giới hành chính của xã Quảng Hùng về phía Bắc, phía Nam giáp xã Quảng Hải, phía
    Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp sông Rào.(sông nhà Lê).
    Khu làng có diện tích khoảng 0,7 km2, dân số khoảng 3.500 người. Với 1,2 km bờ
    biển, nguồn lợi thủy sản phong phú đa dạng, nhiều loại có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế
    cao cho phép nhân dân trong làng phát triển mạnh ngành khai thách hải sản biển. Với biển
    đẹp, độ dốc thấp, sóng nhẹ, quanh năm mát mẽ, hiền hòa lại giáp với hai khu du lịch Sầm
    Sơn và Hùng Sơn cho phép làng đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với du lịch sinh thái.
    2.1.2. Làng Phú Xá từ góc nhìn lịch sử
    Làng ban đầu có tên là Lương Xá sau đổi thành Phú Xá thuộc tổng Thủ Hộ, huyện
    Quảng Xương, phủ Thiên Gia, trấn Thanh Hóa. Đầu thế kỷ 20 làng đổi tên thành Thủ Phú,
    nhưng tên Phú Xá vẫn được nhân dân gọi song song với tên Thủ Phú. Năm 1990 làng chia
    thành 3 thôn là thôn 7, thôn 8 và thôn 9 thuộc xã Quảng Đại, Quảng Xương, Thanh Hóa.
    Làng có nhiều đóng góp lớn trong công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ đất
    nước như: Đời vua Lê Trang Tông (1533 - 1548), khi đi đánh họ Mạc đã ghé qua nơi này,
    Quang Trung khi ông đem quân ra Bắc đánh quân xâm lược nhà Thanh cũng về nơi đây để
    tuyển mộ quân lính, nhiều trai tráng của làng đã theo ông đi đánh giặc Thanh xâm lược.
    Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ làng đã có nhiều
    đóng góp quan trọng cho đất nước, cho dân tộc. Đặc biệt là trong chiến tranh phá hoại
    miền Bắc của đế quốc Mỹ, dân quân tự vệ của làng đã phối hợp với bồ đội địa phương
    đóng ở núi Trường Lệ đã bắn rơi một máy bay và nhiều tàu chiến của địch. Sau này, vào
    năm 1998 nhân dân trong làng và nhân dân cả xã Quảng Đại đã vinh dự nhận danh hiệu
    anh hùng lực lượng vủ trang nhân dân trong kháng chiến chống mỹ.
    2.1.3. Làng Phú Xá từ góc nhìn kinh tế, xã hội
    Hoạt động kinh tế chủ đạo của cả làng là kinh tế biển, cả làng có 260 phương tiện
    đánh bắt trên biển đa phần là có công xuất nhỏ sử dung các loại lưới và giả nên chủ yếu là
    đánh bắt cá, tôm, ruốc, sứa ở gần bờ. “Năm 2009 tổng sản lượng khai thác ước đạt 1.100
    tấn cá tôm, sản lượng sứa tưới đạt khoảng 18.000 tấn”. Bên cạnh kinh tế biển làng còn có
    kinh tế nông nghiệp và buôn bán.
    Những năm gần đây kinh tế của làng phát triển một cách nhanh chóng. Biểu hiện là
    số hộ giàu và khá tăng lên số hộ nghèo giảm mạnh, làng không còn hộ đói. Hệ thống giao
    thông vận tải và thông tin liên lạc khá phát triển.
    Cùng với sự phát triển của kinh tế thì các vấn đề xã hội cũng được quan tâm hơn
    trước. Dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội ngày một tăng để đáp ứng nhu cầu ngày càng
    cao của nhân dân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...