Tiểu Luận Tuần hoàn tư bản hàng hóa

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Tuần hoàn tư bản hàng hóa
    Information
    [TABLE]
    [TR]
    [TD="width: 5%"][/TD]
    [TD="width: 90%"]3. Nội dung
    Công thức chung của tuần hoàn của tư bản hàng hóa là:
    H’ – T’ – H Sx H’’.
    Sản xuất nằm giữa H’ và H”, tức là sản xuất là điều kiện của lưu thông hàng hóa liên tục.
    Tổng lưu thông đi trước sản xuất, lưu thông quyết định tính chất và quy mô của sản xuất.
    3.1. Tính đặc thù của điểm xuất phát của tuần hoàn của tư bản hàng hóa:
    - Điểm bắt đầu tuần hoàn bao giờ cũng là H’, chứ không phải H. H’ có nghĩa là: Giá trị tư bản đã tự lớn lên; và giá trị tư bản ấy còn ở dưới hình thái hàng hóa, nó cần phải được thực hiện, phải được chuyển hóa thành T’.
    Tuần hoàn của tư bản hàng hóa không bắt đầu đơn thuần bằng một giá trị tư bản mà bằng một giá trị tư bản đã tăng lên và nằm dưới hình thái hàng hóa, bao gồm không những tuần hoàn của giá trị tư bản dưới hình thái hàng hóa mà còn cả tuần hoàn của giá trị thặng dư. Do đó, tư bản hàng hóa bao giờ cũng là giá trị tư bản đã lớn lên, bao giờ cũng là H’ không những ở cuối tuần hoàn mà ở cả đầu tuần hoàn.
    3.2. Đặc điểm của tuần hoàn của tư bản hàng hóa:
     Tuần hoàn của tư bản tiền tệ là một vòng hoàn chỉnh, đóng kín; nó bắt đầu bằng giá trị dưới hình thái tiền tệ và kết thúc bằng giá trị đã lớn lên cũng dưới hình thái tiền tệ.
    - Trong hình thái I, tức là T T’,
    Trong tuần hoàn của tư bản sản xuất, nổi bật lên sự liên tục của các vòng quay. Sx cuối cùng là sự tổng hợp các yếu tố của sản xuất. Các yếu tố ấy bắt đầu hoạt động trong quá trình sản xuất, tức là bắt đầu sự tuần hoàn mới của tư bản sản xuất.
    - Trong hình thái II, tức là SX H’ T’ H SX( SX’),
    Tư bản dù là SX hay SX’, ở cuối tuần hoàn cũng lại xuất hiện dưới hình thái trong đó nó phải hoạt động trở lại với tư cách là tư bản sản xuất, phải thực hiện quá trình sản xuất.
    - Trong hình thái III, tức là H’- T’- H SX .H’,
    Tuần hoàn bắt đầu bằng hai giai đoạn của quá trình lưu thông. Hai hình thái này của tuần hoàn đều chưa hoàn thành vì chúng không kết thúc bằng T’, nghĩa là bằng một giá trị tư bản đã tăng lên, được chuyển hóa trở lại thành tiền. Vậy cả hai hình thái đều phải được tiếp tục, và chính vì vậy chúng đã bao hàm tái sản xuất. Tổng tuần hoàn trong hình thái III là H’ H’
     Trong tuần hoàn của tư bản hàng hóa có sự liên tục của lưu thông. H’- Điểm bắt đầu tuần hoàn, và H” – điểm kết thúc tuần hoàn biểu hiện một khối lượng giá trị sử dụng được sản xuất không phải để tự mình tiêu dùng, mà để bán. H’ không thể nằm lại trong tay chủ xí nghiệp đang cần bán nó, nó cần phải bắt đầu một tuần hoàn mới. Sự liên tục của lưu thông cũng có nghĩa là sự liên tục của mối quan hệ với những người sản xuất hàng hóa khác. Trong hình thái hàng hóa của tuần hoàn tư bản, mối quan hệ ấy là bản chất và nội dung cơ bản của hình thái ấy.Tóm lại:
    Điều phân biệt hình thái III với hình thái I và II là: chỉ trong tuần hoàn này thì điểm xuất phát của quá trình làm tăng thêm giá trị mới là giá trị tư bản đã tăng thêm giá trị, chứ không phải là giá trị tư bản ban đầu còn đang phải tăng thêm giá trị.
    Trong hình thái I và II, tổng vận động biểu hiện ra là vận động của giá trị tư bản ứng trước. Trong hình thái III, tư bản đã tăng thêm giá trị thể hiện ra dưới dạng tổng sản phẩm hàng hóa, cấu thành điểm xuất phát và mang hình thái tư bản đang vận động, hình thái tư bản hàng hóa. Chỉ sau khi nó đã chuyển hóa thành tiền, thì sự vận động này mới tách ra thành vận động của tư bản và vận động của thu nhập. Trong hình thái này, sự phân phối đều nằm trong tuần hoàn của tư bản.
    Trong T T’ đã có khả năng mở rộng tuần hoàn tùy theo đại lượng của cái phần T sẽ gia nhập tuần hoàn mới.
    Trong SX SX, SX có thể mở đầu tuần hoàn với một giá trị như cũ, thậm chí với một giá trị có thể ít hơn, nhưng nó vẫn có thể đại biểu cho tái sản xuất trên quy mô mở rộng. Ngược lại, nếu những yếu tố của sản xuất trở nên đắt hơn, thì một tư bản sản xuất đã tăng lên về mặt giá trị lại có thể đại biểu cho tái sản xuất trên một quy mô bị thu hẹp lại xét về mặt vật chất. Đối với H H’ cũng như vậy.
    Trong H H’, tư bản dưới hình thái hàng hóa là tiền đề của sản xuất, và với tư cách là tiền đề, hình thái đó lại quay trở lại cũng trong tuần hoàn ấy trong H thứ hai. Nếu H đó chưa được sản xuất ra hay chưa được tái sản xuất, thì tuần hoàn sẽ đình lại; H này phải được tái sản xuất ra, mà phần lớn là thành H’ của một tư bản công nghiệp khác. Trong tuần hoàn đó, H’ tồn tại thành điểm xuất phát, điểm quá độ và điểm cuối cùng của vận động, vì vậy, nó bao giờ cũng có mặt. Nó là điều kiện thường xuyên của quá trình tái sản xuất
    4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




     
Đang tải...