Thạc Sĩ Tự ý thức về hành vi phạm tội và hành vi chấp hành hình phạt tù của phạm nhân

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC MỞ ĐẦU 4
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 6
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 7
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 8
    4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 8
    5. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU 8
    6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 9
    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
    8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 10
    9. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN 10
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU TỰ Ý THỨC VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI VÀ HÀNH VI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ CỦA PHẠM NHÂN 11
    1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TỰ Ý THỨC VÀ TỰ Ý THỨC VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI VÀ HÀNH VI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ 11
    1.1.1. Tổng quan những nghiên cứu về tự ý thức. 11
    1.1.2. Những nghiên cứu tự ý thức về hành vi phạm tội và hành vi chấp hành hình phạt tù 17
    1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA TỰ Ý THỨC VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI VÀ HÀNH VI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ CỦA PHẠM NHÂN PHẠM CÁC TỘI VỀ MA TÚY 20
    1.2.1. Các khái niệm cơ bản. 20
    1.2.2. Biểu hiện của tự ý thức về hành vi phạm tội và hành vi chấp hành hình phạt tù của phạm nhân phạm 48
    1.3. MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỰ Ý THỨC VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI VÀ HÀNH VI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ CỦA PHẠM NHÂN 55
    1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới tự ý thức. 55
    1.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới tự ý thức về hành vi phạm tội và hành vi chấp hành hình phạt tù của phạm nhân. 59
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 1. 62
    CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 64
    2.1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 64
    2.1.1. Tổ chức nghiên cứu lý luận. 64
    2.1.2. Tổ chức nghiên cứu thực tiễn. 65
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 73
    2.2.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu. 73
    2.2.2. Phương pháp chuyên gia. 74
    2.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 74
    2.2.4. Phương pháp quan sát 79
    2.2.5. Phương pháp phỏng vấn sâu. 80
    2.2.6. Phương pháp nghiên cứu qua lịch sử cuộc đời 81
    2.2.7. Phương pháp phân tích trường hợp điển hình. 82
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 2. 83
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỰ Ý THỨC VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI VÀ HÀNH VI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ CỦA PHẠM NHÂN 84
    3.1. THỰC TRẠNG TỰ Ý THỨC VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI VÀ HÀNH VI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ CỦA PHẠM NHÂN PHẠM CÁC TỘI VỀ MA TÚY 84
    3.1.1. Thực trạng tự ý thức của phạm nhân thể hiện qua tự nhận thức về hành vi phạm tội và hành vi chấp hành hình phạt tù. 84
    3.1.2. Thực trạng tự ý thức của phạm nhân thể hiện qua tự đánh giá về hành vi phạm tội và hành vi chấp hành hình phạt tù. 108
    3.1.3. Thực trạng tự ý thức của phạm nhân thể hiện qua tự điều chỉnh hành vi chấp hành hình phạt tù. 132
    3.2. THỰC TRẠNG MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỰ Ý THỨC CỦA PHẠM NHÂN VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI VÀ HÀNH VI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ 147
    3.2.1. Thực trạng ảnh hưởng niềm tin của phạm nhân vào tương lai 148
    3.2.2. Thực trạng ảnh hưởng của mối quan hệ giữa các phạm nhân. 151
    3.2.3. Thực trạng ảnh hưởng mối quan hệ giữa phạm nhân với gia đình. 154
    3.2.4. Thực trạng ảnh hưởng mối quan hệ giữa phạm nhân với cán bộ. 157
    3.2.5. Mối tương quan giữa các yếu tố tác động và các biểu hiện của tự ý thức của PN về hành vi phạm tội và hành vi chấp hành hình phạt tù. 160
    3.3. TỰ Ý THỨC CỦA PHẠM NHÂN VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI VÀ HÀNH VI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ QUA PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH 164
    3.3.1. Trường hợp thứ nhất: PHẠM HỒNG N 164
    3.3.2. Trường hợp thứ hai: TRẦN XUÂN H 172
    KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ. 178
    1. KẾT LUẬN 178
    2. KIẾN NGHỊ. 180
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 183
    PHỤ LỤC 193

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    [TABLE="width: 614, align: center"]
    [TR]
    [TD]Thứ tự
    [/TD]
    [TD]Nội dung
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Bảng 2.1: Độ tin cậy của các thang đo TYT về HVPT và HVCHHPT của PN 69
    Bảng 2.2. Tương quan giữa các tiểu thang đo của TYT về HVPT và HVCHHPT 70
    Bảng 2.3: Độ tin cậy của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến TYT về HVPT và HVCHHPT 70
    Bảng 2.4. Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến TYT về HVPT và HVCHHPT 70
    Bảng 2.5. Bảng xếp loại PN qua các năm 2009-2011. 71
    Bảng 2.6. Một số đặc điểm nhân khẩu xã hội của mẫu PN 72
    Bảng 2.7. Cấu trúc của bảng hỏi hoàn thiện câu dành cho phạm nhân. 79
    Bảng 3.1. Tự ý thức thể hiện qua TNT về HVPT (theo ĐTB). 85
    Bảng 3.2. TNT của phạm nhân về nguyên nhân dẫn tới HVPT 86
    Bảng 3.3. TNT về nguyên nhân dẫn tới HVPT ma túy của bản thân. 88
    Biểu đồ 3.1. So sánh ý kiến của quản giáo và TNT của phạm nhân. 88
    Bảng 3.4. TNT về hậu quả của HVPT ma túy. 93
    Bảng 3.5. Tự nhận thức của phạm nhân về hậu quả của hành vi phạm tội 94
    Bảng 3.6. TNT về hậu quả của HVPT của phạm nhân (Theo giới tính). 96
    Bảng 3.7. TNT về HVPT vi phạm pháp luật hình sự. 98
    Bảng 3.8. TNT của phạm nhân về HVPT có hay không vi phạm pháp luật hình sự. 100
    Bảng 3.9. Thực trạng nhận thức của phạm nhân về hình phạt tù. 103
    Bảng 3.10. TNT của phạm nhân về HVCHHPT giữa các nhóm 104
    Bảng 3.11. Tự đánh giá của phạm nhân về hành vi phạm tội là vô ý hay cố ý. 110
    Bảng 3.12. Tự đánh giá hành vi phạm tội là vô ý hay cố ý giữa các nhóm phạm nhân. 112
    Bảng 3.13. Tự đánh giá của phạm nhân về hành vi phạm tội bị xử lý bằng hình phạt tù. 117
    Bảng 3.14. Tự đánh giá HVPT bị xử lý bằng hình phạt tù giữa các nhóm phạm nhân. 121
    Bảng 3.15. Tự đánh giá của phạm nhân về cảm xúc trong quá trình CHHPT 125
    Bảng 3.16. Tự đánh giá về hành vi đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực. 127
    Bảng 3.17. Tự đánh giá của phạm nhân về HVCHHPT của các nhóm khác nhau. 130
    Bảng 3.18. Tự điều chỉnh hành vi chấp hành hình phạt tù ở các nội dung cụ thể. 134
    Bảng 3.19. Tự điều chỉnh hành vi chấp hành lao động của phạm nhân. 135
    Bảng 3.20. Tự điều chỉnh hành vi chấp hành lao động giữa các nhóm phạm nhân. 137
    Bảng 3.21. Tự điều chỉnh hành vi chấp hành nội quy, kỷ luật trại giam của phạm nhân. 138
    Bảng 3.22. Tự điều chỉnh HV chấp hành nội quy, kỷ luật trại giam của phạm nhân. 142
    Bảng 3.23. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tự ý thức về HVPT và HVCHHPT 148
    Bảng 3.24. Thực trạng niềm tin của PN đang CHHPT vào tương lai 150
    Bảng 3.25. Thực trạng ảnh hưởng mối quan hệ giữa các PN trong trại giam 152
    Bảng 3.26. Tần suất và % các lựa chọn của câu hỏi về sự quan tâm của gia đình. 155
    Bảng 3.27: Thực trạng ảnh hưởng của mối quan hệ giữa PN và gia đình. 156
    Bảng 3.28. Sự ảnh hưởng của mối quan hệ giữa PN với cán bộ trại giam 159
    Bảng 3.29. Mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng và các thành phần của. 162
    TYT về HVPT và HVCHHPT 162


    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

    [TABLE="width: 614, align: center"]
    [TR]
    [TD]Thứ tự
    [/TD]
    [TD]Nội dung
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Sơ đồ 1: Khung lý thuyết nghiên cứu TYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân phạm các tội về ma túy. 64
    Biểu đồ 3.1. So sánh ý kiến của quản giáo và TNT của phạm nhân. 88
    Biểu đồ 3.2: TNT về các mặt hậu quả của HVPT. 95
    Biều đồ 3.3: Nhận thức về mức án của bản thân so với mức án tòa tuyên. 102
    Biểu đồ 3.4. Tự đánh giá hành vi phạm tội của bản thân (vô ý hay cố ý) 111
    Sơ đồ 3.2. Mối tương quan giữa yếu tố thành phần của tự ý thức về hành vi phạm tội và khả năng tự điều chỉnh hành vi chấp hành hình phạt tù của phạm nhân. 147
    Sơ đồ 3.2. Mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến TYT của PN 158

    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI- TYT không những giúp cá nhân TNT về mình mà còn là tiền đề, động lực có tác động trực tiếp đến sự phát triển nhân cách. Thiếu sự TYT là thiếu hiểu biết và thiếu cảm xúc của chính cá nhân về các phương diện của bản thân, dẫn đến việc cá nhân đó không tự điều chỉnh được hành động để hoàn thiện mình. TYT không những điều chỉnh quá trình thực hiện hành động mà còn điều khiển những kích thích hành động, đây là một biểu hiện ở mức độ cao tính chủ thể của nhân cách. Những yêu cầu của xã hội chỉ trở thành yêu cầu bên trong của cá nhân khi cá nhân cảm thấy yêu cầu đó hợp lí, cần thiết cho chính mình. TYT là vấn đề cốt yếu của nhân cách con người ở những tầng bậc khác nhau. Mức độ của TYT quyết định mức độ của tự định hướng, tự điều chỉnh động cơ, tự điểu khiển thực hiện, tự điều khiển kiểm tra, đánh giá hành động, hoạt động.
    Trong quá trình sống và hoạt động, con người không chỉ dừng lại ở mức độ tự nhận biết về mình mà còn tỏ thái độ và TĐG bản thân mình. Một cơ sở quan trọng để cá nhân tiến tới tự kiểm soát, TĐCHV của mình là cá nhân TĐG đúng mình. Khi TYT không phù hợp sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sự hình thành và phát triển nhân cách. Xu hướng thứ nhất, cá nhân dễ dàng, lí tưởng hoá bản thân, tạo ra sự không tương ứng giữa khát vọng với khả năng bản thân hiện có, nguyên nhân của những xung đột nội tâm. Những xung đột này, một mặt, tự cản trở sự phát triển nhân cách của chính bản thân, mặt khác, gây nên những khó khăn cho mối quan hệ của cá nhân với những người xung quanh. Xu hướng thứ hai, cá nhân không tin tưởng vào năng lực của mình nên tự triệt tiêu khát vọng của bản thân, không có khả năng hoạt động độc lập, sáng tạo.
    - Trong mấy năm qua, tình trạng tái phạm tội của những người đã từng bị kết án tù vẫn là vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội. Theo báo cáo tổng kết về công tác thi hành án phạt tù năm 2009 của Tổng cục cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp –Bộ Công an cho thấy tỷ lệ tái phạm tội trung bình ở Việt Nam là 20% [1], đối với tội phạm về ma túy thì tỷ lệ này lên tới 40,6% [84, tr.941]. Tình trạng này do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó TYT của phạm nhân về HVPT và TYT của họ về HVCHHPT có vai trò rất quan trọng. Nó là yếu tố trực tiếp tác động đến HVCHHPT, tức là, ý thức kỷ luật, tinh thần học tập, lao động chuẩn bị cho việc tái hòa nhập cồng đồng. Do vậy, việc phòng ngừa tình trạng tái phạm tội đối với những người bị kết án nói chung, những người bị kết án tù về các tội ma túy nói riêng là một vấn đề rất quan trọng xuyên suốt toàn bộ quá trình thi hành án và “hậu” thi hành án hình sự. Sự chuẩn bị tốt về điều kiện tái hòa nhập cộng đồng đối với những người đã từng phạm tội về ma túy sẽ phát huy được hiệu quả tốt hơn nếu có nghiên cứu đầy đủ về tâm lý của họ, trong đó có TYT về HVPT và HVCHHPT, vì nếu hiểu đúng về TYT về HVPT và HVCHHPT của họ sẽ có những biện pháp giáo dục phù hợp và có hiệu quả.
    - Thực trạng vấn đề nghiên cứu TYT và HVCHHPT của phạm nhân dưới góc độ tâm lý học còn rất ít, đặc biệt nghiên cứu TYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân nói chung và phạm nhân CHHPT các tội phạm về ma túy nói riêng ở nước ta chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống.
    Về mặt lý luận, nghiên cứu này sẽ bổ sung thêm những vấn đề lý luận về TYT của phạm nhân qua đó góp phần xây dựng lý luận của tâm lý học pháp luật ở nước ta hiện nay nói chung và bổ sung lý luận cho môn học "Tâm lý quản lý giáo dục phạm nhân" nói riêng tại Học viện Cảnh sát Nhân dân. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu TYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân chấp hành án các tội về ma túy góp phần vào việc quản lý giáo dục cải tạo phạm nhân nói chung và những phạm nhân CHHPT các tội về ma túy nói riêng. Xuất phát từ những cơ sở trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Tự ý thức về hành vi phạm tội và hành vi chấp hành hình phạt tù của phạm nhân” làm đề tài nghiên cứu của mình.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨUChỉ ra thực trạng TYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân. Làm rõ một số yếu tố ảnh hưởng (niềm tin, mối quan hệ tương tác giữa phạm nhân với phạm nhân, giữa phạm nhân với gia đình, giữa phạm nhân với cán bộ trại giam) và từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao TYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU3.1. Đối tượng nghiên cứuBiểu hiện TYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân.
    3.2. Khách thể nghiên cứu- Phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù: 400 phạm nhân
    - Cán bộ trại giam: 100 cán bộ trại giam
    - Gia đình phạm nhân đang CHHPT các tội về ma túy: 10 gia đình
    4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU4.1. Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu TYT về HVPT và HVCHHPT, như: khái niệm TYT, HVPT, HVCHHPT.
    4.2. Nghiên cứu thực trạng vấn đề
    Làm rõ thực trạng TYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến TYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân các tội về ma túy.
    4.3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao TYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, giáo dục phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù tại các trại giam thuộc Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp - Bộ Công an (TCVIII-BCA).
    5. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU5.1. Giới hạn về nội dungTYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân là vấn đề rất rộng, trong khuôn khổ nghiên cứu thực tiễn của luận án chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng TYT của phạm nhân qua: biểu hiện và mức độ của TYT về HVPT và HVCHHPT trong quá trình cải tạo của phạm nhân phạm các tội về ma túy.
    - Có nhiều yếu tố khác nhau tác động đến TYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân. Tuy nhiên, luận án chỉ phân tích một số yếu tố tác động đến TYT về HVPT và HVCHHPT của họ: niềm tin của phạm nhân vào tương lai; mối quan hệ giữa phạm nhân với phạm nhân; mối quan hệ giữa phạm nhân với gia đình; mối quan hệ giữa phạm nhân với cán bộ trại giam.
    5.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứuĐề tài tiến hành nghiên cứu tại 4 trại giam: trại giam Tân Lập - Phú Thọ; trại giam Hoàng Tiến - Hải Dương; trại giam Phú Sơn 4 - Thái Nguyên; trại giam Ngọc Lý – Bắc Giang, thuộc Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp - Bộ công an (TC VIII-BCA).
    5.3. Giới hạn về khách thể nghiên cứu- Phạm nhân là người Việt Nam phạm các tội về ma túy hiện đang chấp hành hình phạt tù tại 4 trại giam (trại giam Hoàng Tiến, trại giam Ngọc Lý, trại giam Tân Lập, trại giam Phú Sơn 4) có độ tuổi từ 18 trở lên (từ đây trở đi gọi chung là “phạm nhân”).
    - Cán bộ trại giam (cán bộ trinh sát, cán bộ giáo dục, cán bộ quản giáo, cán bộ cảnh sát bảo vệ).
    - Gia đình của phạm nhân đang CHHPT các tội về ma túy
    6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC6.1. TYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân các tội về ma túy thể hiện rõ nhất ở TNT, TĐG về HVPT và HVCHHPT, trong đó thể hiện rõ nhất ở mặt: TNT về nguyên nhân và hậu quả của HVPT, TĐG HVPT và hành vi chấp hành lao động, hành vi chấp hành nội quy, kỷ luật trong trại giam.
    6.2. Có nhiều yếu tố tác động đến TYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân. Yếu tố niềm tin của phạm nhân vào tương lai và mối quan hệ giữa phạm nhân và cán bộ trại giam có ảnh hưởng mạnh tới TYT về HVPT và HVCHHPT. Ngược lại, mối quan hệ giữa phạm nhân với phạm nhân ảnh hưởng yếu tới TYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân.
    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU7.1. Phương pháp luận- Nguyên tắc hoạt động: Hoạt động là phương thức hình thành, phát triển và thể hiện TYT nói chung và TYT về HVPT và HVCHHPT nói riêng. Đồng thời TYT của con người là cái giúp mỗi cá nhân hoạt động tự tu dưỡng, TĐCHV của bản thân ở trình độ TYT. Do đó nếu TYT phù hợp về HVPT và HVCHHPT cơ sở để PNCHHPT một cách chủ động, tích cực bằng chính nội lực của bản thân họ. Sự chấp hành hình phạt tù một cách chủ động, tích cực từ nội lực của phạm nhân sẽ làm thay đổi TYT của họ về chính HVPT của mình.
    - Nguyên tắc hệ thống: Để việc CHHPT của PN được tốt hơn thì những yếu tố như nhận thức của PN về hình phạt tù, niềm tin của PN vào bản thân, sự tác động của các bạn tù, của gia đình, cán bộ trại giam là rất quan trọng. Do vậy, cần nghiên cứu thực trạng TYT về HVPT và HVCHHPT của PN trong mối quan hệ tương hỗ của các yếu tố tác động tới TYT của họ.
    7.2. Hệ thống phương pháp nghiên cứu- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
    - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
    - Phương pháp phỏng vấn sâu
    - Phương pháp quan sát
    - Phương pháp nghiên cứu TYT của phạm nhân qua lịch sử cuộc đời
    - Phương pháp chuyên gia
    - Phương pháp nghiên cứu trường hợp
    8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁNĐã có những nghiên cứu về TYT, song chưa có nghiên cứu TYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân. Do vậy, kết quả nghiên cứu lý luận của luận án góp phần bổ sung các khái niệm TYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân phạm các tội về ma tuý, chỉ ra được những cấu thành tâm lý của các khái niệm trên cho tâm lý học nói chung và tâm lý học pháp luật nói riêng ở nước ta hiện nay.
    Kết quả nghiên cứu thực tiễn góp phần làm sáng rõ thực trạng TYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân phạm các tội về ma tuý, là cơ sở giáo dục, cải tạo họ đạt hiệu quả cao hơn.
    Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo để giáo dục về TYT chấp hành các hành vi cần thiết của phạm nhân ở trong trại giam.
    9. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁNLuận án gồm: Mở đầu, 3 chương, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, danh mục các công trình công bố, phụ lục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...