Sách Tử Vi Tinh Điển - Phần VII

Thảo luận trong 'Sách Văn Hóa' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tử Vi Tinh Điển - Phần VIICó thể mình đã vẽ rắn thêm chân? Qua vòng Tràng Sinh thì rõ cái chuyện vẽ rắn này. Như ta gọi sao Thai thuộc Thổ, sao Dưỡng thuộc Mộc, sao Lâm Quan Đế Vượng thuộc Kim thì thật vô lý.

    Vì sao? Vì vòng Tràng Sinh là quá trình sinh ra lớn lên của một hành nếu theo số Tử Bình, còn Tử Vi thì tính Tràng Sinh căn cứ theo hành cục, như Thủy nhị cục, Hỏa lục cục

    Khi luận đoán tạp diệu gần như chẳng bao giờ đặt vấn đề ngũ hành. Nếu tạp diệu mà cũng ngũ hành thì luận đoán sẽ đi vào màn khói mù.

    Luận về sao Âm Sát

    Tử Vi khoa Việt không có sao Âm Sát. Nhưng Tử Vi khoa Trung Quốc lại rất chú trọng đến sao này. Âm Sát an thế nào? Âm Sát là sao thuộc nguyệt hệ, an theo tháng sinh như sau:

    Sinh tháng 1 Âm Sát đóng Dần Sinh tháng 2 Âm Sát đóng Tí Sinh tháng 3 Âm Sát đóng Tuất Sinh tháng 4 Âm Sát đóng Thân Sinh tháng 5 Âm Sát đóng Ngọ Sinh tháng 6 Âm Sát đóng Thìn Sinh tháng 7 Âm Sát đóng Dần Sinh tháng 8 Âm Sát đóng Tí Sinh tháng 9 Âm Sát đóng Tuất Sinh tháng 10 Âm Sát đóng Thân Sinh tháng 11 Âm Sát đóng Ngọ Sinh tháng 12 Âm Sát đóng Thìn

    Như vậy sao Âm Sát chỉ có mặt ở các cung Dần, Tí, Tuất, Thân, Ngọ, Thìn thôi không vào các cung khác. Âm Sát tính chất là nghi tâm. Âm Sát vào quan hệ giao tế là tiểu nhân.

    Âm Sát vào tư tưởng tâm lý là ảo giác thiên về những điều quái dị. Sao Âm Sát qua luận đoán của những vị tu hành (Phật giáo) là sao thuộc về linh giới.

    Một nhà tướng số Trung Quốc tên Trịnh Giá Học có viết nguyên một cuốn sách về Âm Sát cả mấy trăm trang, nhưng thâu tóm lại ta có thể đưa thẳng ra những nguyên tắc của một trang cũng đủ, mấy trăm trang chẳng qua chỉ là những dẫn chứng rườm rà.

    Sau đây là tác động của Âm Sát đối với các cung. Âm Sát vào Mệnh hay gặp tiểu nhân, bản tính nghi hoặc nên dễ bị phiền não vô ích, nếu thấy luôn cả Đà La, Hóa Kị Không Kiếp hãm thì dễ dàng đi đến ảo giác, suy nghĩ vớ vẩn, hoặc vì ma túy mà ra con người đầu óc lơ mơ.

    Âm Sát ở cung Thiên Di, con người cô độc, ít hợp, khó hòa đồng hay ngại ngùng nghi kị, mê muội với sự vật hư ảo.

    Âm Sát ở Tật Ách thêm những sát tinh khác, tư tưởng hành động thiếu thăng bằng bệnh tâm trí

    Âm Sát ở Phụ Mẫu ưa những vọng tưởng không thực về gốc gác mình

    Âm Sát ở Nô Bộc hay uất ức với bè bạn, với một công việc hợp tác, nghi kị. Âm Sát ở Huynh Đệ thường bị phản từ nội bộ

    Âm Sát ở Phối cung đau khổ ngẩn ngơ vì người thương yêu mất đi do sinh ly hay tử biệt.

    Âm Sát ở cung Quan Lộc làm một việc mê muội mà hại đến sự nghiệp,mê vợ mê tình nhân, hoặc cả tin vào bạn, người dưới quyền, người trên mà khốn khó.

    Âm Sát ở cung Tài Bạch vì tự cao tự đại vì tham mê mà phá sản.

    Âm Sát ở cung Phúc Đức tâm lý tư tưởng quá khích, cuồng tưởng, vọng tưởng, cuồng tính, gặp thêm các sát kị tinh có thể thành điên.

    Âm Sát ở cung Tử Tức con người rất chủ quan, lại hay đi vào tín ngưỡng tôn giáo đồng bóng, tuyệt đối tin rằng con cái mình giỏi hơn, đáng kính đáng yêu hơn bất cứ ai khác.

    Âm Sát ở cung Điền Trạch thường gặp những nhà cửa có ma quỉ, hoặc vì vợ mất đi, con chết mà cứ lởn vởn thấy linh hồn vợ con phảng phất.

    Quan Phủ và Quan Phù

    Vòng Bác Sĩ và vòng Thái Tuế có hai sao tính chất gần giống nhau dễ làm cho người ta lầm lẫn ấy là sao Quan Phủ thuộc vòng Bác Sĩ và sao Quan Phù thuộc vòng Thái Tuế. Giống nhau ở điểm cả hai đều có thể gây ra chuyện dính dấp đến luật pháp.

    Sao Quan Phù của vòng Thái Tuế bao giờ cũng đứng thế tam hợp với Thái Tuế, cứ có Thái Tuế là phải có Quan Phù hội hợp. Còn Quan Phủ của vòng Bác Sĩ thì lại không có chuyện tam hợp như Quan Phù của Thái Tuế.

    Câu phú:

    "Quan Phủ Thái Tuế một cung Đêm ngày chầu chực cửa công mỏi mòn"

    Nếu Quan Phủ của câu này mà đổi thành Quan Phù thì ai cũng sẽ rơi vào vòng lao lý hết sao? Thế nhưng Quan Phù của vòng Thái Tuế cũng có tính chất của mệnh lệnh cấm chế thời xưa thuộc quan ty hình pháp. Như vậy hai sao này đã gây nên một nghi vấn. Do tam sao thất bản, hay do tối nghĩa?
     
Đang tải...