Tài liệu Tư tưởng yêu nước và canh tân của Đông kinh nghĩa thục

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vào những năm 1905, 1906 Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh đã tổ chức phong trào Đông Du. Hai ông sang Nhật Bản và tận mắt thấy phong trào Aâu hoá. Các ông tâm đắc với khuynh hương duy tân của Nhật Bản. Ở Nhật lúc bấy giờ, có trường học “ Kháng Ưùng Nghĩa Thục” tại Đông kinh (Tokyo), Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh đã tham quan và nhận thấy đây là mô hình có thể áp dụng ở Việt Nam. Cuối năm 1906, hai ông về nước và cùng một số sỹ phu yêu nước như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Hoàng Tăng Bí họp tại Nội Dụê, Bắc Ninh quyết định thành lập trường Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội. Đầu tháng ba năm 1907, trường Đông Kinh nghĩa thục chính thức được chính thức thành lập tại số 3, Hành Đào, Hà Nội. Mục đíchcủa trường Đông Kinh nghĩa thục là: Thứ nhất, nâng cao tinh thần yếu nước, tự hào dân tộc. Thứ hai, truyền ba nội dung phương pháp học mớivăn minh, tiến bộ. Thứ phối hợp hành động với các sỹ phu yêu nước ủng hộ phong trào Đông Du và phong trào Duy Tân đang phát triển trong nước.


    Ngay sau khi mở trường, số học sinh đã lên đến 2000 người, được chia thành 8 lớp, hai cấp: tiểu học và trung học. Nội dung học rất phong phú, có đầy đủ các môn: sử ký, địa dư, toán học, luận lý, chữ Quốc ngữ, tiếng Hán, tiếng Pháp Các môn khoa học tự nhiên được soan theo giáo khoa Pháp lúc bấy giờ. Các môn khoa học xã hội được ban khoa giáo trường gồm các ông Nguyễn Quyền, Vũ Trác, Hoàng Tích Phụng, Trần Hữu Đức, Phan Huy Thịnh soạn ra để dạy chứ không theo sách giáo khoa của Pháp. Hầu hết sách giáo khoa đều được biên soạn và dẫn giải bằng chữ Quốc ngữ. Có lẽ, đây là bộ sách giáo tiểu và trung học đầu tiên được biên soạn bằng chữ Quốc ngữ.
     

    Các file đính kèm:

    • a-.docx
      Kích thước:
      20.1 KB
      Xem:
      0
Đang tải...