Thạc Sĩ Tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về đào tạo, sử dụng người hiền tài

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về đào tạo, sử dụng người hiền tài


    Luận văn năm 2010, dài 114 trang

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Từ ngàn xưa dân tộc ta đã khẳng định: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", "dựng nước lấy việc học làm đầu, trị nước lấy nhân tài làm gốc" và lịch sử dân tộc ta cũng đã để lại nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu về đào tạo, sử dụng người hiền tài. Truyền thống này được Hồ Chí Minh nâng lên thành tư tưởng chiến lược và chính Người đã thực hiện xuyên suốt một cách thành công trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
    Ngay sau khi tìm thấy chủ nghĩa Mác - Lênin, xác định con đường giải phóng cho toàn thể dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh nhận thấy khâu đột phá quan trọng nhất và sự chuẩn bị chiến lược tốt nhất cho cách mạng chính là vấn đề đào tạo cán bộ, đào tạo người tài đức phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Ngay từ năm 1925, Hồ Chí Minh đã tập hợp những thanh niên yêu nước, có tri thức vào Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, Người đã trực tiếp vun trồng đạo đức, lý tưởng cách mạng và phát triển tài năng của họ để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Người nêu chân lý: "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng Người" [48, tr. 222], do đó, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau vừa "hồng", vừa "chuyên" là một việc làm rất quan trọng và cần thiết.
    Hồ Chí Minh không những chủ trương phát triển giáo dục, đào tạo người có đức, có tài cho cách mạng mà chính Người còn phát hiện, thu hút, bồi dưỡng và trọng dụng hiền tài. Trong những ngày đầu sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước ta đứng trước nhiều nhiệm vụ cấp bách: kiến thiết và bảo vệ đất nước, Hồ Chí Minh viết lời kêu gọi: Nhân tài và kiến quốc, trong đó Người khẳng định: "Nhân tài nước ta dù chưa nhiều lắm, nhưng chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài ngày càng phát triển càng thêm nhiều" [43, tr. 99], trong chỉ thị Tìm người tài đức, Người nhấn mạnh: "Nước nhà cần kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài, có đức" [43, tr. 451]. Với tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, tin ở con người, tin ở nhân dân, tin ở lòng yêu nước, khả năng tiềm ẩn ở mỗi con người và với tình cảm chân thành, sức cảm hóa của mình, Hồ Chí Minh đã cuốn hút được rất nhiều người tài đức, nhất là các nhân sĩ, trí thức cũ và mới rất nổi tiếng, thậm chí cả những người phục vụ trong chế độ cũ, các nhà khoa học đã thành danh ở nước ngoài trở về với dân tộc, cống hiến tài năng của mình cho công cuộc kiến thiết và bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
    Hơn 80 năm qua, dưới ánh sáng tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về đào tạo, sử dụng người hiền tài, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm phát triển giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng được nhiều cán bộ thực sự có đức, có tài, góp phần làm nên những thắng lợi to lớn trong công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, công tác đào tạo và sử dụng người có đức, có tài vẫn còn không ít hạn chế, khuyết điểm: "Chưa có cơ chế, chính sách phù hợp để phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng người có đức, có tài" [18, tr. 110]. Tình trạng "chảy máu chất xám", thiếu hụt người có đức, có tài lãnh đạo, quản lý trên mọi lĩnh vực, đang trở thành nguy cơ làm giảm khả năng cạnh tranh và kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, sự suy thoái đạo đức, lối sống của bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên nhất là tệ tham nhũng, cửa quyền, mất dân chủ, những biểu hiện cơ hội, luồn lách để chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp đang làm cho xã hội bất an, Đảng ta lo lắng, lòng dân không yên.
    Thế kỷ XXI, là thế kỷ của nền văn minh trí tuệ với kinh tế tri thức và xã hội thông tin, trong đó đội ngũ trí thức đặc biệt là người hiền tài, càng được coi là vấn đề cốt yếu đối với sự phát triển. Đất nước ta đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức to lớn của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước tiến nhanh, bền vững, chúng ta cần khắc phục những yếu kém nói trên và khẩn trương phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là phát triển giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng những người có đức, có tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta cũng đã nhấn mạnh, trong công tác cán bộ cần phải "Có cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng người có đức, có tài" [17, tr. 137] và coi đây là giải pháp quan trọng trong việc thực hiện chiến lược cán bộ.
    Điều này cho thấy, nghiên cứu, học tập tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về đào tạo, sử dụng người hiền tài trong thời kỳ hiện nay là rất cần thiết, vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, vẫn là nền tảng vững chắc, là kim chỉ nam soi sáng cho Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng người có đức, có tài trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Từ nhận thức đó, tác giả chọn vấn đề "Tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về đào tạo, sử dụng người hiền tài" làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Hồ Chí Minh học.

    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU
    1
    Chương 1: Quan điểm Hồ Chí Minh về đào tạo và sử dụng người hiền tài cho cách mạng Việt Nam
    9
    1.1.
    Khái niệm “người hiền tài” và cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo, sử dụng người hiền tài
    9
    1.2.
    Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đào tạo và sử dụng người hiền tài
    25
    Chương 2: Học tập và làm theo tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về đào tạo, sử dụng người hiền tài
    51
    2.1.
    Tấm gương Hồ Chí Minh về đào tạo và sử dụng người hiền tài
    51
    2.2.
    Học tập tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về đào tạo và sử dụng người hiền tài trong điều kiện hiện nay
    70
    2.3.
    Làm theo tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về đào tạo, sử dụng người hiền tài
    78
    KẾT LUẬN
    105
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    107
     
Đang tải...