Tiểu Luận Tư tưởng tuyên ngôn của đảng cộng sản với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: TƯ TƯỞNG TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VỚI CÔNG CUỘC CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC


    Tiểu luận dài 6 trang:
    1. Thời đại Tuyên ngôn và thời đại ngày nay
    Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời cách đây vừa tròn 160 năm (1848 - 2008), trong bối cảnh lịch sử khác hẳn với thời đại ngày nay. Nhiều nhà sử học đã viết: ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa châu Âu và Bắc Mỹ, công nhân phải làm việc tới 15, 16 giờ. Nữ công nhân dệt ở Anh chỉ có tuổi thọ trung bình là 20 năm! Điều này cho thấy vì sao những phương án cách mạng bạo lực, các biện pháp chuyên chính được đề cập trong Tuyên ngôn lại được những người lao động và những trí thức dân chủ cách mạng đón nhận một cách nhiệt thành.
    Đúng như Ph. Ăngghen đã nói: "Tuyên ngôn đã có cuộc sống riêng của nó". Từ khi ra đời đến nay, Tuyên ngôn đã trở thành cơ sở lý luận và ngọn cờ đấu tranh của phong trào cộng sản, công nhân và phong trào giải phóng dân tộc trên khắp các châu lục, dưới những hình thức và khẩu hiệu khác nhau. Michel Vadle đã viết: "Sức sống của một tư tưởng được tính bằng con số những cuộc tranh luận và những cuộc đấu tranh mà nó sáng tạo ra. Về mặt này, chủ nghĩa mác thật là một điều đáng được ước ao"(1). Đánh giá này là hoàn toàn thích hợp với Tuyên ngôn. Không có chủ nghĩa Mác, không có Tuyên ngôn, thì không thể có chủ nghĩa Lênin, không có Cách mạng tháng Mười, không có chiến thắng của Liên Xô và các nước Đồng minh trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai chống lại sự thống trị của chủ nghĩa phát xít, không có phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ latinh, trong đó có thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành và giữ độc lập dân tộc.

    (1) Tác giả công trình nghiên cứu chủ nghĩa Mác: Marx - nhà tư tưởng của cái có thể, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996, tr. 10.
    MỤC LỤC
    1. Thời đại Tuyên ngôn và thời đại ngày nay
    2. Từ Tuyên ngôn nhìn lại chủ nghĩa xã hội sau sự kiện sụp đổ, cải cách và đổi mới
    3. Tư tưởng của Tuyên ngôn với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước
     
Đang tải...