Luận Văn Tư tưởng tu thân của Nho giáo & giá trị của nó trong đời sống xã hội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặt vấn đề
    Nho giáo là một trong những dòng triết học ra đời từ thời cổ đại ở Trung Quốc, nhưng ảnh hưởng của nó đối với Trung Hoa thì vô cùng lớn. Thậm chí chúng ta không thể nghiên cứu Trung Quốc tách rời Nho giáo. Triết học Nho giáo chủ yếu bàn về các vấn đề chính trị, đạo đức, luân lý. Tư tưởng đạo đức của Nho giáo từng được chọn làm chuẩn mực để giáo dục đạo đức cho người Việt Nam và đặt dấu ấn rất rõ ràng vào nhân cách người Việt. Ngược lại qua thực tiễn phát triển tư tưởng đạo đức xuất phát từ nhu cầu tự thân của người Việt, các phạm trù đạo đức của Nho giáo được mở rộng nội hàm và trở nên phong phú, thể hiện tính phù hợp trong nhiều thời đại.
    Cốt lõi của Nho giáo chính là Nho gia. Nho gia đặt vấn đề xây dựng con người một cách thiết thực. Nho gia hướng con người vào tu thân và thực hành đạo đức là hoạt động thực tiễn căn bản nhất, luôn được đặt vào vị trí thứ nhất của sinh hoạt xã hội. Quan điểm về vũ trụ, về nhân sinh, về nhận thức luôn thấm đượm ý thức đạo đức. Tất cả mọi vấn đề đều lấy đạo đức làm chuẩn. Vì vậy, vấn đề thiện và ác của con người thành tiêu điểm tranh luận quan trọng nhất của lịch sử triết học Trung Quốc. Người Trung Quốc trong lịch sử coi việc tu thân dưỡng tính cá nhân liên hệ mật thiết với nhận thức thế giới khách quan, thậm chí coi tu thân dưỡng tính là cơ sở để nhận thức thế giới khách quan.
    Chính vì vậy, trong bài tiểu luận này em đã chọn đề tài “Tư tưởng tu thân của Nho giáo và giá trị của nó trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay” để tìm hiểu và nghiên cứu tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong việc xây dựng những giá trị tốt đẹp, bền vững nhằm hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam.
     
Đang tải...