Tài liệu Tư tưởng triết học hài hòa thời Lý-Trần

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lịch sử là thời gian, thời gian thì chẳng có bắt đầu và cũng chẳng có kết thúc. Nhưng lịch sử không chỉ là thời gian, lịch sử có bắt đầu, cho nên nó cũng có kết thúc. Cho dù kết thúc là tiền đề của bắt đầu, cho dù thời gian là lịch sử, thì thời đại Lý - Trần vẫn mãi mãi là một trong những thời đại hoàng kim bậc nhất của lịch sử dân tộc.


    Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV, bốn trăm năm quá đủ để khẳng định tính độc lập, tự chủ, bản lĩnh dân tộc của quốc gia Đại Việt. Thời kỳ huy hoàng này không phải từ trên trời rơi xuống mà chính là sản phẩm của cả thiên niên kỷ đấu tranh bất khuất của dân tộc trước đó, đồng thời cũng là điểm tựa cho tương lai của dân tộc hàng nghìn năm sau này.


    Thực ra ở thời đại Lý - Trần, dân tộc Việt Nam không tranh nhất, nhì với ai trên thế giới, nhưng có lẽ không có lý do gì để ưu tư về cái gọi là “nguy cơ tụt hậu” cả. Không phải chỉ so sánh trong tương quan với châu Á mà ngay cả trên toàn thế giới. Thế kỷ XI - XIV, là nửa sau của hàng nghìn năm trung thế kỷ của phương Tây. Ai cũng biết đó là thời kỳ thần quyền kết hợp với vương quyền, hay nói đúng hơn đó là thời đại của thần quyền. Người ta cho rằng, nói chung quá trình tiến hóa của lịch sử nhân loại là từ thần quyền đến vương quyền, từ vương quyền đến dân quyền Bốn trăm năm thời Lý - Trần ở Việt Nam không phải thần quyền mà là vương quyền, cho dầu Phật giáo ảnh hưởng không nhỏ trong xã hội lúc bấy giờ. Việt Nam cũng như các nước trong khu vực văn hóa Nho giáo (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên ), chưa bao giờ thần quyền đặt trên vương quyền. Thời kỳ Lý - Trần là đặc điểm của đặc điểm này. Không phải chỉ có Phật giáo, Đạo giáo và ngay cả đến Nho giáo không nhiều thì ít đều có tính tôn giáo và đều trở thành cái gọi là “tam giáo đồng nguyên”, nhưng nhiều lắm cũng chỉ là cánh tay phải của vướng quyền mà thôi. Đương nhiên, thần quyền hay vương quyền không phải là tiêu chuẩn duy nhất để đo nấc thang tiến hóa của lịch sử, nhưng dẫu sao đó cũng là biểu hiện văn minh của văn minh nhân loại lúc bấy giờ. Trong khi phương Tây đang đi từ dưới đất lên trời, hướng lên trời để xoa dịu bất công ở dưới đất thì cũng vào lúc đó, thời Lý - Trần ở Việt Nam lại đặt hết niềm tin vào thế giới bên này thay vì cầu phúc ở thế giới siêu việt bên kia. Chính vì vậy nên nhiều nhà tư tưởng khai sáng thời Phục hưng ở phương Tây như Voltaire, Diderot, Montesquieu đều dựa vào văn hóa “hướng xuống đất” ở phương Đông để chống lại văn hóa “hướng lên trời” của nhà thờ trung thế kỷ. Vì vậy nên bước đi chậm dần của lịch sử Việt Nam sau đó so với phương Tây không phải là “lỗi” của thời Lý - Trần, không phải do tiên thiên bất túc mà chủ yếu là do hậu thiên tạo ra. Nói như vậy không có nghĩa là ở thời Lý - Trần, lịch sử Việt nam chỉ có những bước tiến
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...