Tài liệu Tư tưởng tộc quyền trong xã hội Việt Nam truyền thống và những hệ lụy của nó

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tư tưởng tộc quyền trong xã hội Việt Nam truyền thống và những hệ lụy của nó




    “Tư tưởng tộc quyền” là khái niệm được tạm dùng để chỉ tập hợp những quan niệm về quyền lực dòng họ của cư dân sống trong các đơn vị cộng cư truyền thống của người Việt. Tư tưởng tộc quyền cũng thể hiện khá đậm đặc trong đời sống chính trị - pháp lý của cộng đồng cư dân các tộc người thiểu số hợp thành cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, trong bài viết này, phạm vi không gian của tư tưởng tộc quyền chỉ hạn chế ở các làng Việt tại vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.


    1. Dòng họ là toàn thể những người cùng huyết thống với nhau. Mỗi dòng họ thường bắt nguồn từ một thuỷ tổ - thường là người có công “khai sơn phá thạch” khởi đầu cho dòng họ tại một địa vực nhất định, mặc dù khái niệm “vị thuỷ tổ” có thể chỉ mang ý nghĩa hết sức tương đối. Theo thời gian, dòng họ có thể sinh sôi nẩy nở, bao gồm nhiều chi ngành, thế hệ nối tiếp thế hệ. Đặc điểm chung nhất của các dòng họ ở đồng bằng Bắc Bộ là chế độ phụ hệ, nghĩa là quan hệ dòng họ được tính theo dòng cha. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người mẹ hoàn toàn không được xét đến trong khi tính quan hệ họ hàng. Ngoài họ nội, mỗi người còn có và duy trì quan hệ nhất định với họ ngoại. Vì vậy, nếu mở rộng ra thì quan hệ họ hàng không chỉ bao gồm những người cùng huyết thống mà cả những người có quan hệ thân tộc với nhau thông qua hôn nhân.


    Trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội, dưới thời kỳ công xã thị tộc, con người quần tụ với nhau trên cơ sở huyết thống: mỗi khu vực cư trú cũng đồng thời là một tông tộc. Ở đó, người tộc trưởng giữ quyền điều hành cộng đồng, quyền lực cộng đồng cũng đồng nghĩa với quyền lực của tông tộc.


    Khi công xã thị tộc tan rã thay thế bằng công xã láng giềng (công xã nông thôn trong nông nghiệp), các dòng họ bị xáo trộn và phân tán ra nhiều nơi. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, có làng chỉ gồm 1 - 2 dòng họ; có làng, tuy số lượng dòng

    họ nhiều hơn nhưng có hiện tượng từng dòng họ thường co cụm trong một khu vực của làng. Trong những trường hợp này, quan hệ dòng họ nổi lên như một trục trung tâm gắn kết và chi phối cách thức xử sự của các thành viên cùng huyết thống, thậm chí còn tác động, ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức quyền lực và quản lý xã hội của Nhà nước tại đơn vị lãnh thổ - dân cư đó.


    2. Tình hình các làng xã cổ truyền của người Việt cũng có những nét tương tự. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, làng xã cổ truyền Việt Nam tích chứa khá đậm nét hình ảnh và các mối quan hệ công xã, bao gồm cả quan hệ tông tộc gia trưởng phụ quyền. Làng Việt khởi thuỷ thường được lập nên bởi vài ba dòng họ, thậm chí mỗi làng chỉ có một dòng họ mà dấu tích của nó còn được lưu giữ đến mãi tận ngày nay (như Dương Xá tức làng của họ Dương, Lê Xá tức làng của họ Lê, hay Đỗ Xá, Đặng Xá, Bùi Xá, Đào Xá .). Từ giữa thế kỷ XV, với sự ổn định và phát triển của đất nước, sự chuyển cư của các dòng họ gia tăng, số dòng họ trong mỗi làng nhiều thêm. Cùng với đó, quá trình phong kiến hoá thiết chế công xã nông thôn cũng làm cho quan hệ giữa các dòng họ thêm phức tạp. Các dòng họ tồn tại và quan hệ với nhau theo các cặp đối lập: họ “đông đinh/ít đinh”, họ “khai làng, chính cư/ngụ cư” họ “khoa bảng/ít chữ”, họ “mạnh/yếu” . Vậy là trong làng xã Việt Nam, dòng họ tồn tại như những thực thể thống nhất, có cấu trúc riêng với một hệ thống điều chỉnh riêng biệt của mình, độc lập nhưng không đối lập với làng xã.


    Trong sự tự nhận thức của cư dân các làng vùng đồng bằng Bắc Bộ, tư tưởng tộc quyền thể hiện trước hết ở quan niệm đề cao vai trò và sức mạnh của dòng họ trong việc tập hợp và quản lý các thành viên cùng huyết thống.


    Đối với người nông dân trong xã hội Việt Nam truyền thống, mối quan hệ dòng họ là mối quan hệ cơ bản nhất, bền chặt nhất, đáng tin cậy nhất mà trong cuộc sống thiếu thốn và đầy bất trắc của xã hội, mỗi người phải nương tựa vào, bám víu lấy. Với dòng họ, người ta không cảm thấy bị đứt đoạn với các tiền nhân, với cội

    nguồn, và không còn mặc cảm bơ vơ giữa cuộc đời, giữa xã hội. Bởi vậy, ngay cả khi dòng họ của người Việt không còn là những đơn vị tổ chức sản xuất mà đã “vỡ” ra thành những gia đình hạt nhân với quyền sở hữu riêng, thì mỗi thành viên vẫn tìm thấy ở dòng họ mình một chỗ dựa tinh thần vững chãi và vĩnh hằng. Cho nên, “một giọt máu đào hơn ao nước lã” “chín đời còn hơn người dưng” “máu chảy ruột mềm” “chim có tổ, người có tông” “lá rụng về cội” . bao nhiêu câu tục ngữ cũng như rất nhiều truyện cổ tích đều khẳng định cách nhìn nhận về chỗ dựa tin cậy đó. Cũng bởi vậy, dòng họ luôn có một áp lực tinh thần mạnh đối với từng thành viên của nó. Bản thân mỗi cư dân làng xã - xuất phát từ nhu cầu tự thân của
    mình - đều thừa nhận áp lực của dòng họ mình mà tâm điểm là sự thừa nhận vị thế và uy quyền của người trưởng tộc (và các trưởng chi nếu dòng họ đa đinh). Trong mỗi dòng họ, người trưởng tộc không chỉ được thừa nhận ở vai trò là người chủ trì các nghi lễ thờ cúng tổ tiên, điều hòa các quan hệ trong họ tộc hay đề xuất các
    hoạt động tương trợ, mà nhiều khi còn can thiệp trực tiếp vào các công việc cụ thể của mỗi thành viên trong họ. Cái nguyên lý tưởng như trái nghịch “xanh đầu con nhà bác, bạc đầu con nhà chú” lại được tôn trọng một cách tự giác. Những hành vi “thiếu tôn trọng” thường vấp phải sự phản ứng thông qua sự biểu tỏ thái độ không hợp tác của các thành viên khác, nhằm đảm bảo sự cố kết chặt chẽ trong dòng họ. Và để củng cố thêm uy quyền của người trưởng tộc, cũng thực chất là để củng cố thêm quyền lực của dòng họ đối với từng thành viên nhằm đảm bảo sự cố kết chặt chẽ trong dòng họ, cư dân làng xã còn viện đến và thừa nhận một loạt yếu tố khác: một “cương lĩnh” về nguồn gốc huyết thống (gia phả ghi chép thế thứ các đời từ ông tổ cho đến những người đang sống), một hình thái thờ phụng của dòng họ (giỗ tổ họ hay tổ chi họ tại nhà thờ tổ hay nhà thờ chi họ), một chút kinh tế chung của dòng họ (ruộng họ, quỹ họ), đặc biệt là một hệ thống những quy tắc để chế định hành vi (tộc lệ, tộc ước) được các thành viên trong dòng họ tuân thủ nghiêm túc như lời nguyền của tổ tiên để lại, còn các vị trưởng tộc, trưởng chi thì có quyền nắm lấy như một thứ công cụ kiểm soát xã hội đến từng hành vi của mỗi thành
    viên trong mối quan hệ cá nhân - gia đình - dòng họ. Điều này đã thực sự tạo ra

    một kỷ cương xã hội riêng biệt - một hệ thống tông pháp, tồn tại như một thiết chế


    mang quyền lực, tác động bao trùm lên các quan hệ thân tộc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...