Tiểu Luận Tư tưởng Tịnh độ trong kinh Duy Ma Cật

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. DẪN NHẬP

    Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết nên quyết chí xuất gia học đạo. Đức Phật thành đạo tại thế gian này và cũng hoằng pháp bốn mươi chín năm cũng tại thế gian này.

    Nếu như nói Tịnh độ hay quốc độ của Phật là nơi mà có Phật đang ở và thuyết giáo thì cõi Ta bà này có phải là Tịnh độ không? Nếu là Tịnh độ vì đây là cõi giáo hóa của Phật thì tại sao vẫn còn uế trược và đau khổ của chúng sanh? Đây là câu hỏi của ngài Xá-lợi-phất nêu ra trong kinh Duy-ma-cật. Nhưng bằng phương tiện của Phật, ngài Xá-lợi-phất cùng chúng hội nhận ra rằng chính tâm của mình có cấu uế nên mới thấy cõi này là cấu uế và đau khổ. Vậy thì làm sao cải hóa tâm của chúng sanh từ chỗ bị cấu uế do tham, sân, si và bị năm thứ triền phược trói buộc để chúng sanh cũng có được Tịnh độ như Phật? Đây là câu hỏi đặt ra cho những vị bồ-tát sơ phát tâm hành đạo bồ-tát. Và cũng theo kinh Duy-ma-cật, đức Phật nói rằng chính cõi chúng sanh là cõi Tịnh độ Phật của bồ-tát. Do đó, nhiệm vụ của bồ-tát là giáo hóa tất cả chúng sanh được thanh tịnh để cõi Phật của mình được thanh tịnh.

    Chính Duy-ma-cật đã nói rằng vì tâm chúng sanh bị cấu uế nên chúng sanh cũng bị cấu uế, nếu tâm chúng sanh được thanh tịnh thì chúng sanh cũng được thanh tịnh. Đây là điểm then chốt quan trọng chủ yếu cho người hành đạo bồ-tát biết phương pháp xây dựng Tịnh độ cho chính mình. Vậy theo kinh Duy-ma-cật, vị bồ-tát phải làm những gì để quốc độ Phật của mình được thanh tịnh?

    B. NỘI DUNG

    1. Uế độ và tịnh độ

    1.1. Uế độ

    Thế giới này là nơi tồn tại của rất nhiều chúng sanh, bao gồm loài người và không phải người. Sự hình thành những cộng đồng dân tộc của loài người và những tập quần của các loài sinh vật không phải người là hệ quả tất yếu trong việc đấu tranh với các sự nguy hiểm để sinh tồn. Các sự nguy hiểm này có thể là đến từ thiên nhiên như động đất, bão lụt, núi lửa , và đôi khi đến từ chính đồng loại của mình.

    Tất cả sự xung đột của xã hội loài người nói riêng và muôn loài nói chung đều xuất phát từ khát vọng sinh tồn, ham muốn hưởng thụ và bảo vệ cuộc sống của chính mình. Nguyên nhân sâu xa nhất của những vấn đề này có thể tóm tắt trong ba thứ là tham lam, sân hận, si mê như trong kinhTạp A-hàm, đức Phật đã nói:

    Này các tỳ-kheo! Phải khéo tư duy quán sát tâm mình. Vì sao vậy? Từ lâu tâm này đã bị tham dục làm nhiễm ô, bị sân nhuế, ngu si làm nhiễm ô. Này các tỳ-kheo! Tâm này bị phiền não thì chúng sanh bị phiền não; tâm thanh tịnh thì chúng sanh được thanh tịnh.[1]

    Do vậy, chiến tranh, giết chóc, cướp giật đã tạo nên một thế giới xã hỗn loạn, đau khổ, hận thù Như trong kinh Giải thâm mật nói:

    Bạch Thế tôn! Trong uế độ thì những việc gì dễ được, việc gì khó được? Trong tịnh độ thì những việc gì dễ được, việc gì khó được? Này thiện nam tử! Trong uế độ có việc dễ được, hai sự khó được. Tám sự dễ được là những gì? Một là ngoại đạo; hai là chúng sanh bị khổ; ba là sự hưng suy khác nhau của các gia tộc; bốn là làm việc các việc ác; năm là hủy phạm giới cấm; sáu là ác thú; bảy là hạ thừa; tám là có Bồ tát ý lạc và gia hành đều thấp kém. Hai sự khó được là những gì? Một là các vị Bồ tát mà ý lạc và gia hành đều tăng thượng; hai là khó có sự xuất hiện của Như lai. Này Văn-thù-sư-lợi! Trong tịnh độ thì ngượi với những điều trên, cần biết rằng có tám điều khó được và hai điều dễ được.[2]

    Có thể nói, tám điều khó mà kinh nói trên đây đã khái quát tất cả những vấn đề mà chúng sanh gặp phải trên thế gian này. Ở điều thứ nhất, tuy rằng ngoại đạo cũng có lập trường giáo thuyết của riêng mình nhưng hầu hết đều thuộc tà chấp hoặc trước nơi cái tưởng sai lầm của mình. Do đó, nếu ai tin và hành theo thì dễ sa vào tà đạo. Điều thứ hai, chúng sanh trong thế giới này tất nhiên phải bị nhiều thứ khổ chi phối, đôi khi có người muốn cầu giải thoát nhưng lại gặp phải ngoại đạo. Có những gia đình quyền quí cao sang, hay bậc vua chúa nhưng khi gặp tai tương thì không còn gì cả. trong hoàn cảnh nào đó, có thể là lợi trước mắt hay vì sân giận nhất thời, hoặc là vì kế sanh nhai mà chúng sanh dễ dàng làm việc ác. Có những người phát nguyện thọ trì giới cấm của Phật nhưng lại hủy phạm. Những người quyết chí tu hành nhưng chỉ cầu giải thoát riêng mình, không màng tới sự đau khổ của người khác. Hoặc có người khá hơn là phát nguyện tu hành bồ-tát hạnh nhưng trong khi hành bồ-tát hạnh thì gặp quá nhiều trở ngại lại sanh tâm thối lui Tất cả những điều đó là những biểu hiện và cũng là nguyên nhân mà chúng sanh trong thế giới này luôn đau khổ và xã hội cũng không một
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...