Chuyên Đề Tư tưởng "Nước lấy dân làm gốc" là tư tưởng chủ đạo trong nhiều cuộc CCHC trong lịch sử ở nước ta?

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các triều đại phong kiến Việt Nam độc lập trong lịch sử đều "Lấy dân làm gốc" trong việc ban hành các chủ trương, chính sách, từ kinh tế, xã hội, văn hoá, luật pháp đến an ninh, quốc phòng, ngoại giao . Triều Khúc Thừa Dụ có chính sách "Khoan, giản, an, lạc"; triều Lý có chính sách "Ngụ binh ư nông"; triều Trần có "Khoan, thư sức dân" , "Chúng chí thành thành" và nổi tiếng với Hội nghị Diên Hồng; triều Lê quan niệm "Dân như nước có thể đẩy thuyền, lật thuyền", nên vai trò, vị trí người dân được luật hoá trong Bộ luật Hồng Đức. Căn cứ vào thực tiễn lịch sử, nhà sử học Ngô Sĩ Liên (thời Lê) tổng luận, các triều đại đó đã "Lấy nghĩa mà duy trì, lấy nhân để cố kết, lấy trí để trông coi, lấy tín để ngăn phòng. Có đặt dân lên chốn chiếu êm mới làm cho thế nước vững như núi Thái Sơn, bàn thạch. Chăm lo cho nước trở nên văn minh, dân đến chỗ giàu thịnh là mưu hay trị dân, giữ nước; là kế xa sửa nước, chăn dân". Trong tập "Nước Việt Nam từ cội nguồn xa xưa đến ngày nay" của Giáo sư, Tiến sĩ Pi-e Ri-sa Fe-ray, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và sưu tầm về Á Đông ngày nay (CERAC) của nước Pháp, trong chương I nhan đề " Nước Việt Nam cổ xưa hay sự chinh phục của tính cách Việt Nam" có một đoạn viết khá hấp dẫn về nhà Lê và nhà văn hoá Nguyễn Trãi:" Triều đại nhà Lê (Lê sơ, 1428 -1527) do một chủ đất bình thường là Lê Lợi sáng lập. Ông trở thành Hoàng đế dưới danh hiệu Lê Thái Tổ (1428-1433), được một nhà nho, nhà văn, nhà chiến lược, nhà chính khách tài ba là Nguyễn Trãi giúp đỡ. Lê Lợi đã điều hành một cuộc chiến tranh giải phóng quốc gia thật mẫu mực, cho đến ngày nay, triều đại ông lập nên vẫn còn là một trong những triều đại được hâm mộ và có tiếng tăm lừng lẫy nhất. Nhưng các vua Lê còn làm được những việc hơn thế nữa, bằng Bộ luật Hồng Đức do vua Lê Thánh Tông (1470 - 1497) soạn thảo, các vua Lê đã thể nghiệm và xác định được vị trí "con người Việt" trong tổng thể các mối quan hệ xã hội". Cụ thể, Bộ luật Hồng Đức đã thể hiện sâu sắc tư tưởng "Lấy dân làm gốc" của dân tộc ta, trong "Điều 294: Trong kinh thành và phường ngõ, làng xóm có kẻ ốm đau mà không ai nuôi, nằm ở đường xá, cầu điếm, chùa quán thì xã quan ở đó phải dựng lều lên mà chăm sóc họ cơm cháo, thuốc men, cốt sao cứu sống họ. Nếu không may mà họ chết thì phải trình quan trên và tổ chức chôn cất, không được để lộ thi hài. Nếu phạm tội này thì quan làng xã bị tội biếm hay bãi chức". Tính chất nhân đạo - "Lấy dân làm gốc" được nêu trong điều này của Bộ luật Hồng Đức chỉ xuất hiện ở châu Âu mấy thế kỷ sau đó, khi nổ ra cách mạng tư sản .

    Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết hợp tính nhân văn của chủ nghĩa cộng sản với tinh hoa truyền thống "Lấy dân làm gốc" của dân tộc, đưa nhân dân lên vị trí làm chủ trong tiến trình cách mạng. Từ chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm đến chống các tệ nạn "làm quan cách mạng", bệnh quan liêu, quân phiệt, tham nhũng, tư túi, bè cánh, xa rời quần chúng . Đặc biệt, truyền thống "Lấy dân làm gốc" được xác định là cơ sở của tư tưởng cách mạng và là nền tảng tư tưởng quân sự, quốc phòng của Hồ Chí Minh và Đảng ta. Trong những bài giảng để đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam ( xuất bản năm 1927 thành tập "Đường cách mệnh"), so sánh với những cuộc cách mạng đã nổ ra trên thế giới, Hồ Chí Minh nhấn mạnh yêu cầu "Làm cách mệnh đến nơi", "Cách mệnh rồi thì giao cho quần chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người . tức là dân chúng được hưởng cái tự do, bình đẳng thật". Trong những vấn đề then chốt nhất của cách mạng, Người khẳng định "Phải theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, phải có Đảng vững bền và phải lấy dân chúng (công nông) làm gốc" và "Cách mệnh là việc chung của dân chúng chứ không phải việc của một, hai người . Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống nổi". Khi đã giành được chính quyền, tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bảo vệ chính quyền cách mạng, chẳng những đã kế thừa được truyền thống "Lấy dân làm gốc" của dân tộc mà còn tạo mọi điều kiện để thực sự đưa nhân dân lao động lên vị trí làm chủ đất nước: "Anh em phải làm sao cho dân yêu, mến. Phải nhớ rằng dân là chủ. Dân như nước, mình như cá. Lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết ." và "Nước lấy dân làm gốc. Trong cuộc kháng chiến kiến quốc, lực lượng chính là ở dân. Gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân". Sau kháng chiến chống Pháp thành công, cách mạng Việt Nam tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng CNXH trên miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo giáo dục cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ý thức làm chủ đất nước, làm chủ xã hội và coi phục vụ nhân dân là tốt đẹp, vẻ vang nhất: "Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân . Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ nhân dân".

    1. Nước lấy dân làm gốc là tư tưởng chủ đạo trong nhiều cuộc CCHC
    Khổng Tử nói: “Dân vi bản”. Dù vua có tốt với dân hay không đều phải làm việc đó. Bởi vì, dân không yên thì họ sẽ làm loạn. Dân không theo thì vua không có sức ngăn chặn thiên tai, đánh dẹp giặc ngoại xâm. Mà nước mất thì “lăng tẩm của các ngươi cũng chẳng còn”. Điều này đã được Trần Hưng Đạo đại vương nói rất thật lòng trong Hịch tướng sĩ.
    Lý lẽ của Nho giáo là: người làm quan thì phải "thích cái thích của dân, ghét cái ghét của dân".
    Các vua triều Lý, Trần, Lê đều rất gần dân, chăm lo đến cuộc sống hàng ngày của họ. Các vua nhà Lý có những cách diễn đạt khác nhau, như "thuận lòng dân" (Lý Thái Tổ); "yêu dân như con" (Lý Thánh Tông)
    Luận điểm của Nho giáo cũng nói: Không dưỡng dân thì dân không giầu. Không giáo dân thì dân không biết lễ. Không khoan dân thì dân khô héo lòng dạ. Không kiêm ái thì không đáp ứng đúng lòng dân. Tất cả những cái không đó sẽ làm cho vua không lấy được lòng dân.
    Một lần vua Lý Thái Tông có hỏi Ỷ Lan về kế trị nước, Ỷ Lan tâu: “Muốn nước giầu dân mạnh, điều quan trọng là phải biết nghe lời can gián của đấng trung thần Điều hệ trọng thứ hai là phải xem quyền hành là một thứ đáng sợ Nước muốn mạnh, hoàng đế còn phải nhân từ với muôn dân. Trong nước không xây nhiều chiến luỹ, bởi lòng dân là chiến luỹ kiên cố nhất. Xưa nay, ai được nhân tâm thì hưng thịnh, ai cậy vào sức thì sẽ mất”. Danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi thể hiện nội dung này bằng triết lý sâu sắc: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, “chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”.
    Danh tướng Trần Hưng Đạo trước khi mất dặn dò một câu nổi tiếng như để tổng kết những suy nghĩ của cả cuộc đời mình: "Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó chính là thượng sách giữ nước".
    Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng răn dạy:
    "Gốc có vững cây mới bền
    Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân"
    Sau khi nước nhà được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Đất nước được độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập không có ý nghĩa gì"[SUP](1)[/SUP]. Chính vì vậy mà, "Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”[SUP](2)[/SUP]. Theo Người, muốn làm cách mạng hoặc bất kỳ công việc gì chúng ta cũng phải dựa vào dân, cần có sự đồng tình, ủng hộ của dân thì mọi việc sẽ dễ dàng đi đến thắng lợi. Người cho rằng lòng dân không yên còn đáng sợ hơn cả cái nghèo: "Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”.


    ________________________
    1. Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị QG, Tập 4, trang 56.
    2. Sách đã dẫn, tập 4, trang 57.
    3. Sách đã dẫn, tập 12, trang 185.
    Tư tưởng an dân quốc trị là một tư tưởng tiến bộ được nêu ra từ rất lâu. Ngày nay, nhiều chính khách, nhiều đảng phái chính trị vẫn lấy quan điểm này để tranh cử, làm nền tảng để hoạch định chính sách, làm nguyên tắc quản lý nhà nước, làm phương châm xử thế của những người giữ các trọng trách trong xã hội.
    Mọi cuộc cách mạng, mọi cuộc cải cách phải lấy "khoan thư sức dân" làm trọng. Trần Hưng Đạo đã làm như vậy và ngày nay chúng ta cũng rất cần phải làm như vậy. "Khoan thư sức dân để làm kế bền gốc sâu rễ. Đó là thượng sách giữ nước".
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...