Tiến Sĩ Tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 28/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014

    MỤC LỤC

    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 3
    1.Tính cấp thiết của đề tài 3
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 4
    2.1. Mục đích 4
    2.2. Nhiệm vụ 5
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 5
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5
    5. Những đóng góp mới của luận án 6
    6. Ý nghĩa của luận án 6
    7. Kết cấu của luận án 6
    Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 7
    1.1. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng nhân văn của Nho giáo 7
    1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng nhân văn của Nho giáo từ hướng tiếp cận thuật ngữ “nhân văn” 7
    1.1.2. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng nhân văn của Nho giáo từ hướng tiếp cận nội dung, đại biểu của nó 14
    1.2. Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của Nho giáo nói chung, tư 19
    Tiểu kết chương 1 24
    Chương 2. TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN CỦA NHO GIÁO 26
    2.1. Một số nội dung cơ bản về khái niệm nhân văn 26
    2.2. Cơ sở xã hội cho sự xuất hiện và những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn của Nho giáo. 40
    2.2.1 Cơ sở xã hội cho sự xuất hiện của tư tưởng nhân văn của Nho giáo 40
    2.2.2 Những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn của Nho giáo 43
    Tiểu kết chương 2 89
    Chương 3. ẢNH HƯỞNG TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN CỦA NHO GIÁO TRONG TƯ TƯỞNG NGUYỄN TRÃI 90
    3.1. Nguyễn Trãi và thời đại của ông 90
    3.1.1. Sơ lược thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi 90
    3.1.2. Thời đại của Nguyễn Trãi 92
    3.2. Nguyễn Trãi tiếp thu, phát triển tư tưởng nhân văn của Nho giáo 96
    3.2.1.Tư tưởng của Nguyễn Trãi về quyền được sống trong một cộng đồng tự do, một quốc gia độc lập của nhân dân Đại Việt 97
    3.2.2. Tư tưởng của Nguyễn Trãi về nhân nghĩa – con đường để hiện thực hóa quyền con người 103
    Tiểu kết chương 3 125
    Chương 4. Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN NGUYỄN TRÃI ĐỐI VỚI VIỆC TIẾP THU VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN Ở VIỆT NAM 126
    4.1. Tổng kết thực tiễn, phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống 126
    4.2. Gắn liền giải phóng dân tộc với giải phóng con người 131
    4.3. Củng cố niềm tin, xây dựng lý tưởng, cổ vũ tinh thần gìn giữ và phát huy văn hóa dân tộc 136
    4.4. Định hướng tư duy và bồi dưỡng tư tưởng cộng đồng 141

    Tiểu kết chương 4 147
    KẾT LUẬN CHUNG 148
    DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Trong khi giới trí thức, khoa học và những người quan tâm đến vấn đề học thuật còn đang tiếp tục bàn cãi về tính chất của nền văn minh đương đại thì có một thực tế không thể chối cãi được là: tiếng chuông cảnh tỉnh về sự sa sút đạo đức, về sự sòng phẳng đến mất nhân tính trong mối quan hệ giữa người với người, về sự rạn nứt và thay thế của các hệ chuẩn giá trị đang gióng lên ở hầu khắp các quốc gia. Cùng với đó, nhân loại đang tiếp tục đối mặt với một sự bất ổn toàn diện về cả kinh tế, chính trị và văn hóa. Để khắc phục và giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu liên quan đến loài người như chiến tranh, dịch bệnh, đói nghèo, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, phai nhạt lý tưởng sống các tổ chức quốc tế đều khuyến nghị các quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân tham gia vào việc thúc đẩy phát triển và phổ biến rộng khắp một nền văn hóa hòa bình, dân chủ, tự do, đoàn kết cùng tiến bộ dựa trên cơ sở nhân văn.
    Trong bối cảnh thế giới khẳng định và đề cao tư tưởng nhân văn, coi đó như chất keo kết dính, liên kết con người lại gần nhau hơn để cùng giải quyết các xung đột, Nho giáo đang được khai thác, vận dụng đang tiếp tục nhận được khai thác và vận dụng không chỉ ở các nước phương Đông – những nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa Nho giáo trong lịch sử, mà còn ở nhiều nước phương Tây. Chính những hành công của một số nước trong việc vận dụng Nho giáo để ổn định và phát triển xã hội đã đưa tới kỳ vọng có thể khai thác Nho giáo với tư cách là một trong những cơ sở, tiền đề tư tưởng để giải quyết những vấn đề bất ổn của thế giới. Do đó, tư tưởng nhân văn của Nho giáo cần được tiếp tục nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và cụ thể hơn nữa.
    Tuy giá trị nhân văn Việt vốn có trong truyền thống dân tộc, trong mỗi con người Việt Nam song dưới sự ảnh hưởng của Nho giáo, nhất là ở giai đoạn Nho giáo cực thịnh, các giá trị đạo đức Việt đã được hệ thống hoá, được khuôn vào các tiêu chí mang tính quy tắc để đánh giá phẩm cách con người. Việc đánh giá một cách khách quan, toàn diện và lịch sử cụ thể về những ảnh hưởng của tư tưởng nhân văn Nho giáo khi gia nhập vào hệ giá trị nhân văn dân tộc là công việc cần thiết để khẳng định những giá trị mang bản chất Việt và tính phổ biến toàn nhân loại lúc nào cũng vốn có trong các tư tưởng nhân văn. Bên cạnh đó, cần thấy rằng Nho giáo ở Việt Nam là kết quả của quá trình tiếp biến Nho giáo cho phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của dân tộc. Sự tiếp biến này, đối với các nhà tư tưởng trong lịch sử cũng không hoàn toàn giống nhau.
    Trong danh sách các đại biểu tiêu biểu của giới nhân sỹ trí thức được đào tạo theo sách vở Nho giáo, Nguyễn Trãi được biết đến với tư cách một nhà Nho Việt tiêu biểu . Ông được coi là hiện thân của lương tri Việt, làm rạng danh chủ nghĩa nhân văn Đại Việt. Tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi đã thể hiện vai trò, sức mạnh của tư tưởng trong chính hoạt động thực tiễn vì lợi ích chung của dân tộc, vì con người của bản thân ông. Không những thế, tư tưởng nhân văn ấy còn phát huy tác dụng trong việc định hướng về mặt chủ trương, đường lối chính trị, xã hội đương thời và lịch sử dân tộc về sau. Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi cũng được thực tiễn khẳng định không chỉ có ý nghĩa lịch sử đối với xã hội trong thời đại ông sống mà còn là một tài sản truyền thống có giá trị của dân tộc. Nói cách khác, tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp thu, phát triển tư tưởng nhân văn, chủ nghĩa nhân văn Việt Nam.
    Vì những lý do trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài:“Tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng của Nguyễn Trãi”, làm đề tài nghiên cứu của mình.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    2.1. Mục đích
    Làm rõ tư tưởng nhân văn trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi, từ đó nêu lên ý nghĩa của tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi đối với việc tiếp thu và phát triển tư tưởng nhân văn ở Việt Nam.
    2.2. Nhiệm vụ
    Một là, phân tích cơ sở hình thành, bối cảnh xã hội tác động đến việc hình thành các tư tưởng nhân văn của Nho giáo.
    Hai là, dựa trên các tài liệu kinh điển Nho giáo để minh chứng và khái quát những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn của Nho giáo,
    Ba là, phân tích làm rõ ảnh hưởng tư tưởng nhân văn của Nho giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi và chỉ ra những điểm tiếp thu có chọn lọc, phát triển và sáng tạo của ông.
    Bốn là, khái quát và làm rõ và những ý nghĩa cơ bản của tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi đối với việc tiếp thu và phát triển tư tưởng nhân văn ở Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    - Đối tượng nghiên cứu của luận án là tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi.
    - Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu trong chuyên ngành Lịch sử triết học bằng cách khảo cứu tưởng nhân văn của Nho giáo (những tư tưởng chính, cơ bản thông qua tư tưởng của các đại biểu tiêu biểu của Nho giáo, nhất là Nho giáo Tiên Tần) trong các kinh điển Nho giáo, tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi (thể hiện rõ sự tiếp thu, phát triển tư tưởng nhân văn của Nho giáo) được thể hiện trong các trước tác của ông.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    - Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng, những nguyên lý, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin trong nghiên cứu lịch sử triết học.
    - Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, thống nhất giữa logic và lịch sử. Luận án cũng kết hợp phương pháp sử học, chính trị học
    5. Những đóng góp mới của luận án
    - Luận án đã tìm hiểu và phân tích một cách chuyên sâu từ phương diện triết học tư tưởng nhân văn của Nho giáo.
    - Luận án đã góp phần gợi mở cách tiếp cận những nội dung kinh điển Nho giáo dựa trên mối tương quan, sự liên hệ trong hệ trục so sánh với khái niệm nhân văn hiện đại.
    - Luận án đã khái quát và đặt tên cho những tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi theo ngôn ngữ hiện đại. Trên cơ sở đó, luận án đã phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng tư tưởng nhân văn Nho giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi.
    - Luận án đã khẳng định ý nghĩa của tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi trong việc tiếp thu và phát triển tư tưởng nhân văn ở Việt Nam.
    6. Ý nghĩa của luận án
    Về mặt lý luận: Luận án làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, đồng thời chỉ ra ý nghĩa của tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi đối với việc tiếp thu, phát triển tư tưởng nhân văn ở Việt Nam.
    Về mặt thực tiễn: Luận án góp phần phục vụ công tác nghiên cứu chuyên sâu và giảng dạy: Lịch sử Triết học, lịch sử tư tưởng, Cơ sở văn hóa Việt Nam. Luận án cũng có thể trở thành tư liệu tham khảo cho các chuyên ngành có liên quan.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...