Luận Văn Tư tưởng lập hiến ở nước ta

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Tư tưởng lập hiến ở nước ta
    Giới thiệu chung​


    Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiến với chính thể quân chủ chuyên chế nên không có Hiến pháp. Tuy nhiên, vào những năm đầu thế kỷ XX, do ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản Pháp năm 1789, ảnh hưởng của cách mạng Trung Hoa năm 1911 và chính sách duy tân mà Minh Trị thiên hoàng đã áp dụng ở Nhật Bản nên trong giới trí thức Việt Nam đã xuất hiện tư tưởng lập hiến. Có hai khuynh hướng chủ yếu về lập hiến trong thời gian này là:
    - Khuynh hướng thứ nhất: thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Việt Nam dưới sự bảo hộ của Pháp, cầu xin Pháp ban bố cho Việt Nam một bản Hiến pháp trong đó bảo đảm : quyền của thực dân Pháp vẫn được duy trì, quyền của Hoàng đế Việt Nam cần hạn chế và quyền của "dân An Nam" về tự do, dân chủ được mở rộng. Đại diện cho xu hướng này là Bùi Quang Chiêu (người sáng lập ra Đảng lập hiến năm 1923) và Phạm Quỳnh.
    - Khuynh hướng thứ hai: chủ trương đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc và sau khi giành được độc lập sẽ xây dựng bản Hiến pháp của Nhà nước độc lập đó. Không có độc lập dân tộc thì không thể có Hiến pháp thực sự dân chủ. Đại diện cho chủ trương này là cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Chu Trinh, nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc. Thực tiễn cách mạng Việt Nam và lịch sử lập hiến ở nước ta đã chứng minh chủ trương này là hoàn toàn đúng đắn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...