Tài liệu Tư tưởng lập hiến của Phan Châu Trinh

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tư tưởng lập hiến của Phan Châu Trinh


    Phan Châu Trinh (1872-1926) là một trong những nhân vật lịch sử tiêu biểu của cách mạng Việt Nam cận đại, một nhà tư tưởng lập hiến Việt Nam đầu thế kỷ XX.

    Ông là người làng Tây Lộc, huyện Hà Đông, tỉnh Quảng Nam, nay thuộc huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Cha làm Quản sở sơn phòng, sau tham gia Cần Vương. Lúc nhỏ Phan Chu Trinh theo cha học chữ và học võ. Năm 28 tuổi (1900) đỗ cử nhân, cùng khoa với Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội Châu. Năm sau, đỗ Phó bảng, cùng khoa với Ngô Đức Kế, Nguyễn Sinh Huy Phan Chu Trinh được bổ nhiệm làm Thừa biện Bộ lễ. Đến năm 1905 thì từ quan ông cùng Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng vào Nam Kỳ tìm hiểu dân tình sinh khí, tìm người đồng tâm, rồi ra Nghệ Ttĩnh, Hà Nội, lên căn cứ Đề Thám và bí mật sang Hương Cảng gặp Phan Bội Châu, rồi cùng sang Nhật.

    Năm đó, ở Nhật về, ông xác định đường lối cứu nước lâu dài của mình, phát biểu chính kiến và có một số hoạt động . Đầu năm 1908, nhân vụ chống thuế ở Quảng Nam, ông bị bắt ở Hà Nội và bị triều đình Huế kết án trảm giam hậu, lưu tam thiên lý, ngộ xá bất nguyên (Giam chờ chém, đày ba ngàn dặm, gặp dịp ân xá cũng không cho về) rồi đày từ Côn Lôn. Năm 1910, được tha nhưng bị quản thúc ở Mỹ Tho. Theo yêu cầu của ông, thực dân Pháp đồng ý cho ông sang Pháp. Ở đây, ông vẫn tiếp tục hoạt động theo đường lối mà ông đã tự xác định. Từ đó đến năm 1926 là năm Phan Chu Trinh mất ở Sài Gòn, cuộc đời ông là chuỗi ngày tranh đấu cách mạng không ngừng.

    Tư tưởng lập hiến là một bộ phận trong tư tưởng cách mạng của Phan Chu Trinh, thể hiện qua các mặt chủ yếu sau đây:


    1. Nước Việt Nam cần có Hiến pháp

    Trong tư tưởng cách mạng Phan Châu Trinh, ông thường đề cao hiến pháp, coi đó là công cụ pháp lý để hạn chế quân quyền độc tôn và hà lạm của chế độ quần chủ chuyên chế phương Đông. Ông nói: lấy theo ý riêng một người hay một triều đình mà trị một nước, thì cái nước ấy không khác gì một đoàn chiên, được ấm no vui vẻ hay là phải đói lạnh khổ sở, là tuỳ theo lòng rộng hay hẹp của người chăn chiên. Còn như theo cái chủ nghĩa dân trị, thì tự quốc dân lập ra hiến pháp, luật lệ, đặt ra các cơ quan để lo chung cho mọi người .1

    Lấy mẫu mực là nền dân chủ ở nước Pháp lúc bấy giờ, ông phân tích quan hệ giữa Tổng thống và Nghị viện đặt trên cơ sở Hiến pháp.

    Chính Hiến pháp xây dựng và bảo vệ sự ổn định của chế độ dân chủ pháp trị: Khi Tổng thống đã được bầu cử rồi, thì phải thề trước hai viện ấy: Cứ giữ theo hiến pháp dân chủ, không phản bạn, không theo đảng này chống đảng kia, cứ giữ công bình, nếu có làm bậy, thì dân nó truất ngay. Trước thì có Macmahon, sau thì có Mil1erand bị cách chức cũng vì vi phạm hiến pháp2.


    2. Về chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc

    Phan Châu Trinh là một nhà yêu nước lớn, đồng thời với Phan Bội Châu nhưng biện pháp cứu nước của hai ông không giống nhau, nhất là con đường thực hiện giành lại chủ quyền cho quốc gia, giải phóng dân tộc .

    Nếu Phan Bội Châu yêu nước bằng chủ trương bạo động để giành độc lập, thì Phan Chu Trinh trái lại, ông phản đối chủ trương bạo động cách mạng và đi cầu viện nước ngoài để giành độc lập. ông muốn nhờ vào chính quyền thực dân Pháp mà làm chính trị công khai để “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, để từ đó giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...