Tài liệu Tư tưởng kết hợp đức trị với pháp trị trong đường lối trị nước của triều đại lê sơ và ý nghĩa lịch s

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trên cơ sở làm rõ một số tiền đề cơ bản của đường lối trị nước kết hợp giữa “đức trị” và “pháp trị” dưới thời Lê sơ, bài viết đã làm rõ nội dung chủ yếu của đường lối trị nước đó cũng như sự kết hợp giữa yếu tố đức trị và pháp trị. Đồng thời, tác giả cũng làm rõ ý nghĩa lịch sử của đường lối trị nước kết hợp giữa đức trị và pháp trị của triều đại Lê sơ đối với các triều đại phong kiến Việt Nam sau đó.


    Tư tưởng về đường lối trị nước là sự phản ánh ý chí, chủ trương của các triều đại phong kiến trong lịch sử, đồng thời quyết định sự tồn vong của mỗi triều đại. Trong lịch sử Việt Nam, tư tưởng về đường lối trị nước được hình thành và phát triển cùng với sự hoàn thiện của bộ máy nhà nước phong kiến. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng, sự kết hợp giữa tư tưởng “đức trị” với “pháp trị” trong đường lối trị nước không phải chỉ có ở thời Lê sơ, mà đã có ngay từ khi đất nước giành được độc lập, gắn với các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần.


    Nhà Trần đã để lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử dân tộc về lĩnh vực đấu tranh bảo vệ đất nước, làm nên hào khí “Đông A” vẻ vang. Hào khí ấy thấm đậm tinh thần Nho giáo được khởi nguồn từ “ý trời, lòng dân” trong Chiếu dời đô và “chủ quyền quốc gia” trong Nam quốc sơn hà thời Lý, lại được tiếp sức bởi đường lối đoàn kết toàn dân, xây dựng đội quân cha con hùng mạnh, tư tưởng tôn trọng những giá trị thiêng liêng của con người và đặt ra những vấn đề vinh nhục trong cuộc sống của nó dưới thời Trần. Tất thảy những điều đó, có thể nói, là tiền đề quan trọng để nhà Trần duy trì sự thống trị của mình trong một thời gian dài - 175 năm. Sự thịnh trị và suy vong của các triều đại phong kiến trong lịch sử không chỉ phản ánh sự kết hợp mạnh hay yếu, hợp lý hay bất hợp lý giữa hai yếu tố “đức trị” và “pháp trị” trên bình diện lý luận, mà còn thể hiện việc thực hiện chủ trương đó như thế nào trong đời sống hiện thực của xã hội. Bài viết này muốn làm rõ sự kết hợp đó trong suốt 100 năm trị vì của triều đại Lê sơ thông qua việc nghiên cứu, so sánh những tiền đề hình thành đường lối trị nước của triều đại này cũng như hệ quả mà nó để lại trong các giai đoạn lịch sử phong kiến sau đó.(*)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...