Luận Văn Tư tưởng hồ chính minh về con người và vận dụng phát huy nguồn lực con người trong sự nghiệp giáo dụ

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề Tài: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍNH MINH VỀ CON NGƯỜI VÀ VẬN DỤNG PHÁT HUY NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC Ở KIÊN GIANG HIỆN NAY



    LỜI CẢM ƠN
    Được làm luận vãn tốt nghiệp đó là niềm hạnh phúc không chỉ của riêng em, mà là hạnh phúc của cả gia đình em. Có thể nói để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, đó chính là nhờ sự giúp đỡ của rất nhiều quý thầy cô, gia đình, địa phương và các bạn cùng lớp.


    Xin chân thành cảm ơn thầy Trầy Kim Trung đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài để em hoàn thành luận văn đúng quy định.


    Xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Văn Búa đã chỉ dẫn, giúp em xác định đề tài nghiên cứu phù hợp với khả năng.


    Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã truyền thụ tri thức làm nền tảng để em thực hiện tốt nhiệm vụ học tập cũng như khả năng nghiên cứu đề tài.


    Cảm ơn các bạn lớp sư phạm Giáo Dục Công Dân khóa 31 đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài luận văn.


    Sau cùng em xin gởi lời cám ơn đến Sở Giáo Dục và Đào Tạo tỉnh Kiên Giang, Tỉnh ủy Kiên Giang đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp cho em nhiều tư liệu kiến thức quý giá.


    Tuy nhiên với lượng kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi của bản thân, nên luận văn của em không tránh được những thiếu xót, kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng các bạn để luận văn của em hoàn thiện hơn.
    MỞ ĐẦU


    1. TÍNH CẤP THIÉT CỦA ĐÈ TÀI.


    Hiện nay đất nước ta đang bước sang một giai đoạn mới - đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng nền kinh tế tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Để thực hiện nhiệm vụ trên Đảng ta coi “phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đay sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Như vậy giáo dục - đào tạo được coi là công cụ để đào tạo ra những con người có “đức” có “tài” để cùng chung tay xây dựng đất nước phát triển có thể sánh vai cùng các nước phát triển trên thế giới. Đồng thời giáo dục được coi là điều tất yếu để thực hiện có hiệu quả quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng một nền giáo dục Việt Nam hiện đại, về đào tạo nguồn nhân lực, về sự nghiệp “trồng người”. Việc phát huy nguồn lực con người trong sự nghiệp giáo dục có yai trò quan trọng, là chiếc chìa khóa mở ra những bước phát triển vẻ vang cho dân tộc trên bước đường xây dựng và phát triển.


    Kiên Giang là một tinh có nền kinh tế phát triển khá nhanh và đang dần dần khẳng định mình đối với cả nước, bởi tiềm lực tài nguyên và trí tuệ của con người Kiên Giang đang được phát huy mạnh mẽ. Thấy được tầm quan trọng của nguồn tài nguyên và trí tuệ ấy, Đảng bộ, các ban ngành và nhân dân địa phương ở Kiên Giang đã và đang tăng cường thực hiện những chủ trương, chính sách đào tạo, bồi dưỡng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, nâng cao dân trí đào tạo nguồn nhân lực để hòa chung vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.


    Vì thế hơn lúc nào hết việc phát huy nguồn lực con người trong sự nghiệp giáo dục cả nước nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng là một vấn đề cấp thiết.


    Để hiểu rõ hơn vai trà và tầm quan trọng của nguồn lực con người đối với sự phát triển của đất nước nói chung và ở tình Kiên Giang nói riêng. Tôi đã chọn đề tài:


    “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, và vận dụng phát huy nguồn lực con người trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp đại học.
    2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM vụ NGHIÊN cứu CỦA ĐÈ TÀI


    2.1 Mục đích của đề tài.


    Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về con người,nguồn lực con người và đánh giá đúng thực trạng việc phát huy nguồn lực con người trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở Kiên Giang. Từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nguồn lực con người, đáp ứng yều cầu của sự nghiệp giáo dục- đào tạo ở tinh Kiên Giang hiện nay.


    2.2 Nhiệm vụ của đề tài.


    Theo mục đích trên nhiệm vụ của đề tài là:


    ã Thứ nhất, làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về con người, những vấn đề lý luận về nguồn lực con người, vai trò nguồn lực con người và phát huy nguồn lực con người trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo,


    ã Thứ hai, đánh giá đúng thực trạng về việc phát huy nguồn lực con người trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay.


    3. ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN cứu CỦA ĐÈ TÀI


    3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài.


    Đề tài tập trung nghiên cứu, làm rõ những vấn đề sau đây:


    ã Vấn đề con người, nguồn lực con người và tầm quan trọng của việc phát huy nguồn lực con người trong giáo dục.


    ã Phát huy nguồn lực con người trong sự nghiệp giáo dục Tỉnh Kiên Giang hiện nay.


    3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài.


    Tư tưởng Hồ Chí minh rất rộng lớn, bao gồm nhiều nội dung, luận văn chỉ tập trung trình bày tư tưởn của Bác về con người. Từ đó, làm rõ thực trạng phát huy nguồn lực con người trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở Kiên Giang hiện nay
    4. Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu CỦA ĐÈ TÀI.


    4.1 Cơ sở lý luận.


    Dựa trên quan điểm Mac- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời sử dụng kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học đã được nghiên cứu và công bố của một số tác giả liên quan đến đề tài.


    4.2 Phương pháp nghiên cứu cảu đề tài.


    Để thực hiện đề tài này tác giả đã sử dụng các phương pháp:


    ã Phương pháp logic, phương pháp lịch sử.


    ã Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp.


    ã Phương pháp khảo sát thực tế, phương pháp đánh giá.


    4. KẾT CẤU LUẬN VĂN.


    Ngoài phàn mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết, với độ dài 65 trang.
     

    Các file đính kèm:

    • 19-.pdf
      Kích thước:
      20.8 MB
      Xem:
      0
Đang tải...