Chuyên Đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng pháp luật xã hội chủ nghĩa

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng pháp luật xã hội chủ nghĩa


    Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, nó phản ánh tồn tại xã hội. Pháp luật ra đời gắn liền với sự tồn tại của Nhà nước. Là một trong những công cụ cốt yếu để duy trì trật tự, ổn định xã hội; đồng thời là tiêu chí để đánh giá sự văn minh và tiến bộ của nhân loại. Xã hội phải lấy pháp luật làm cơ sở, là sự biểu hiện của lợi ích và nhu cầu chung của xã hội. Nhận thức của Hồ Chí Minh về vai trò của pháp luật trong quản lý xã hội đã có từ rất sớm. Ngay từ năm 1919, trong Bản yêu sách gửi tới Hội nghị Véc xây, Nguyễn Ái Quốc đã yêu cầu: Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật. Đến năm 1922, trong tác phẩm Việt Nam yêu cầu ca, Người viết: Bảy xin Hiến pháp ban hành; trăm điều phải có thần linh pháp quyền. Tư duy này đã đạt đến chân giá trị của nền pháp quyền. Bởi vì, trong nền pháp quyền, mọi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đều tuân theo pháp luật. Lấy pháp luật làm nền tảng để đảm bảo cho tự do, công bằng và dân chủ.

    Sau ngày đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 03/09/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước dân chủ mới, Người chỉ rõ: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp”1. Vì thế, Người yêu cầu cần “phải có một Hiến pháp dân chủ”2, chính Người đã chỉ đạo soạn thảo Hiến pháp dân chủ năm 1946 và Hiến pháp năm 1959. Chúng ta thấy tư tưởng của Người về xây dựng pháp luật xã hội chủ nghĩa (XHCN) được thể hiện ở những nội dung chủ yếu như sau:

    Thứ nhất, pháp luật xã hội chủ nghĩa phải thể hiện ý chí của giai cấp công nhân nhằm bảo vệ Tổ quốc, thực hiện quyền lợi của nhân dân lao động

    Sinh thời, các nhà kinh điển từng chỉ rõ: “Không có Nhà nước và pháp luật phi giai cấp mà pháp luật là ý chí của giai cấp được đề lên thành luật”3. Giai cấp thống trị sử dụng pháp luật thông qua bộ máy nhà nước để thực hiện mục tiêu chính trị của mình. Như vậy, bản chất giai cấp của pháp luật là phổ biến của tất cả các kiểu hình thức nhà nước. Nắm vững quan điểm đó, khi xây dựng pháp luật XHCN, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Pháp luật của chúng ta là ý chí của giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng, đại biểu cho lợi ích của nhân dân lao động. Pháp luật ta không những đặt ra là để đàn áp kẻ thù của cách mạng mà còn để cải tạo xã hội theo định hướng XHCN, giáo dục quần chúng làm cách mạng, xây dựng cuộc sống tốt đẹp của mình”4. Để xây dựng pháp luật XHCN, Hồ Chí Minh chủ trương phải dựa hẳn vào lực lượng nhân dân, lực lượng lao động và số đông dân chúng.

    Tính giai cấp của pháp luật XHCN Việt Nam là bảo vệ Tổ quốc và thực hiện quyền lợi cho nhân dân lao động. Người viết: “Phải góp phần làm cho luật pháp của ta tốt hơn, càng ngày càng phong phú hơn Trước hết, phải đề cao lòng thương nước, thương đồng bào, phải căm ghét bọn thực dân xâm lược và bè lũ tay sai của chúng. Phải có quyết tâm kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, không sợ hy sinh, gian khổ” và “Pháp luật phải làm sao đóng góp vào việc làm cho nước nhà được độc lập, dân được tự do, hạnh phúc, nhân loại khỏi đau khổ. Như vậy, thì phải đấu tranh cách mạng, trước mắt phải đánh đổ bọn thực dân xâm lược, đánh đổ Việt gian phản quốc, bọn bù nhìn tay sai của đế quốc thực dân”5. Chủ trương này thể hiện tính cách mạng triệt để của pháp luật XHCN là nhằm thiết lập trật tự cách mạng, lật đổ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới, trong đó, thiết lập trật tự mới phải xuất phát từ pháp luật, bằng pháp luật.

    Thứ hai, pháp luật xã hội chủ nghĩa phải thực sự dân chủ nhằm chống quan liêu, mệnh lệnh và sự tùy tiện của cá nhân

    Hồ Chí Minh đã chỉ ra sự khác nhau căn bản giữa pháp luật XHCN và pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản là ở chỗ: “Phong kiến đặt ra luật pháp để trị nông dân. Tư bản đặt ra luật pháp để trị công nhân và nhân dân lao động Luật pháp của giai cấp bóc lột đặt ra để áp bức các giai cấp bị bóc lột. Luật pháp cũ đặt ra để giữ gìn trật tự xã hội thật, những trật tự xã hội ấy chỉ có lợi cho thực dân phong kiến, không phải có lợi cho toàn thể nhân dân”6. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, chúng đặt ra pháp luật để trừng trị giai cấp chống lại mình và mục đích đầu tiên của giai cấp bóc lột là trừng trị và áp bức giai cấp, bản chất của pháp luật bóc lột là phản dân chủ, phản tiến bộ. Còn pháp luật của chúng ta là pháp luật dân chủ, tiến bộ, là pháp luật hướng tới giải phóng nhân dân lao động, thực hiện tự do cho xã hội. Hồ Chí Minh viết: “Bản Hiến pháp chúng ta thảo ra phải tiêu biểu cho các
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...