Luận Văn Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng phẩm chất đạo đức trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung cho người cán b

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng phẩm chất đạo đức “trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung” cho người cán bộ Quân Đội.




    MỞ ĐẦU
    Tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tấm gương vĩ đại về đạo đức cách mạng của Người là một bộ phận quan trọng trong di sản tinh thần vô giá mà Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
    Sinh thời Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, trong đó có đội ngũ cán bộ quân đội.Vì theo Bác đây là một việc làm hết sức quan trọng liên quan đến sức sống của Đảng, sự thành bại của cách mạng.
    Yêu cầu, nội dung phẩm chất đạo đức của người cán bộ quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh rất toàn diện và sâu sắc trong đó: “Trí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung” là những giá trị chuẩn mực đạo đức quan trọng nhất.
    Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng phẩm chất đạo đức: : “Trí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung” cho người cán bộ quân đội có ý nghĩa to lớn trong quỏ trỡnh xõy dựng, chiến đấu và trưởng của quân đội, đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng quân đội về chính trị, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tỡnh hỡnh mới.
    NỘI DUNG
    1. Cơ sở hỡnh thành tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng phẩm chất đạo đức : “Trí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung” cho người cán bộ quân đội:
    1.1. Đạo đức cách mạng mà Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng cho cán bộ đảng viên và nhân dân là đạo đức mới- Đạo đức cách mạng mang bản chất giai cấp công nhân. Theo Hồ Chí Minh: “Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vỡ danh vọng cỏ nhõn mà vỡ lợi ớch chung của Đảng, của dân tộc, của cả loài người”.
    1.2. Hồ Chí Minh khẳng định: Đạo đức mới là gốc, là nền tảng của người cách mạng, người cán bộ đảng viên nói chung, và của người cán bộ quân đội nói riêng.
    Hồ Chớ Minh dạy rằng: “Cũng như sông phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thỡ sụng cạn. Cõy phải cú gốc, khụng cú gốc thỡ cõy hộo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thỡ dự tài giỏi mấy cũng khụng lónh đạo được nhân dân”. Theo Hồ Chí Minh gốc của cách mạng là dân, gốc của công việc là cán bộ, gốc của cán bộ là đạo đức.
    1.3. Cơ sở hỡnh thành tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng phẩm chất đạo đức : “Trí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung” cho người cán bộ quân đội.
    Hồ Chí Minh kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dõn tộc Việt Nam (lũng nhõn ỏi, thương người, vỡ nghĩa, khoan dung, độ lượng .) Kế thừa khí phách bà Trưng bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung chắt lọc tinh hoa nghệ thuật quân sự truyền thống, đặc biệt là phép chọn tướng, luyện binh, dùng binh trong "Binh thư yếu lược" của Trần Quốc Tuấn; "Hổ trướng khu cơ" của Đào Duy Từ
    Thâu thái tinh hoa đạo đức phương Đông, phương Tây.
    Tiếp thu tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác-Lênin- chủ nghĩa nhân đạo cộng sản cao cả.
    Khụng chỉ học tập tiếp thu mà với trỏi tim nhân hậu và trí tuệ uyên bác, Hồ Chí Minh đó phỏt triển cỏc giỏ trị đạo đức truyền thống dân tộc và nhân loại lên tầm cao mới, phù hợp với thời đại mới và thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đó là đạo đức Hồ Chí Minh. Đồng thời Người diễn đạt những giá trị đạo đức mới bởi những khái niệm đạo đức quen thuộc với nhân dân ta trong đó có cả những phạm trù đạo đức nho giáo, khái quát những phẩm chất cơ bản của người cách mạng
    1.4. Tuỳ từng đối tượng cán bộ mà Hồ Chí Minh giải thích và đặt thứ tự ưu tiên các giá trị đạo đức để giáo dục.
    Trong thư gửi Đại hội Đảng bộ Liên khu IV (Tháng 6/1947) Bác khái quát yêu cầu phẩm chất đạo đức người cán bộ cách mạng bằng năm chữ: “Trí, Dũng, Nhân, Nghĩa, Liêm”.(khái quát bối cảnh lịch sử và ý nghĩa lời dạy của Bác)
    Ngày 22/12/1947 trong bài “Kỷ niệm ngày thành lập giải phóng quân Việt Nam” Người chỉ thị: “Vệ quốc quân, dân quân du kích phải luôn luôn phát triển .cái đạo đức: : “Trí, Dũng, Liêm, Trung” . (khái quát bối cảnh lịch sử và ý nghĩa lời dạy của Bác)
    Phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam nói chung trong nền đạo đức mới theo Hồ Chí Minh khái quát là: “Trung với nước, hiếu với dân”; “thương yêu con người”; “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; “tinh thần quốc tế chân chính, trong sáng”.
    Nhân cách người cán bộ quân đội theo Hồ Chí Minh thống nhất với nhân cách người công dân, người cán bộ cách mạng. Song do bản chất cách mạng của quân đội ta và yêu cầu đặc thù của hoạt động quân sự, Bác đặt ra yêu cầu cao hơn, đũi hỏi cỏn bộ quõn đội phải thực hiện nhân cách của mỡnh ở 2 tư cách: Tư cách chiến sĩ, tư cách người đảng viên cộng sản. Trong bài huấn thị tại Hội nghị Quân sự lần thứ V (Tháng 8/1948) Bác xác định phẩm chất đạo đức, nhân cách của người tướng phải: “Trí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung”. Thực chất đây chính là yêu cầu cao về phẩm chất đạo đức Bác đặt ra cho người cầm quân - người chỉ huy quân sự dù bất luận ở cấp nào, cương vị nào cũng phải rèn luyện, phấn đấu thực hiện. Nếu như trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất cơ bản hàng đầu phản ánh mối quan hệ giữa cá nhân với Tổ quốc và nhân dân; cần,kiệm, liêm, chính hướng tới xác lập chuẩn mực đạo đức của mỗi người với công việc hàng ngày, trong kiến tạo cuộc sống mới, xây dựng nhân cách đạo đức mới, thì: "Trí, Dũng Nhân, Tín, Liêm, Trung" là biểu hiện đặc thù của đạo đức mới ở một lĩnh vực đặc thù. Đó là chuẩn mực đạo đức của người cán bộ quân đội trong hoạt động quân sự.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...