Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh Về Xây dựng con người

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tư tưởng Hồ Chí Minh Về Xây dựng con người


    I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC:
    1. Nguồn gốc tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

    Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh là sự kết tinh đạo đức dân tộc và tinh hoa đạo đức nhân loại. Trong đó tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin đã tạo ra bước ngoặt và chiếm vị trí quyết định trong việc hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
    2. Vai trò, vị trí của đạo đức cách mạng theo quan niệm Hồ Chí Minh
    - Hồ Chí Minh là lãnh tụ quan tâm hàng đầu đến vấn đề đạo đức đến xây dựng đạo đức mới.
    Sự quan tâm này rất sớm. Ngay từ khi bắt đầu hoạt động cách mạng và quan tâm suốt cả cuộc đời. Điều này thể hiện:
    + Trong những bài giảng ở Quảng Châu để huấn luyện các chiến sĩ yêu nước Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đặt nội dung giáo dục đạo đức lên hàng đầu. Trong tác phẩm "Đường cách mạng", Người đã nêu lên 23 điều về tinh cách của người chiến sĩ cách mạng.
    - Theo Hồ Chí Minh, mỗi chiến sĩ cách mạng phải có đạo đức cách mạng và để có những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cần phải trang bị cho họ về lý luận và thực hành, rèn luyện trong thực tế.
    - Hồ Chí Minh cho rằng để cách mạng thành công phải làm cho mọi người giác ngộ chính trị, mặt khác tăng cường sức mạnh tổ chức và đặc biệt phải tăng cường giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh quan tâm đến vấn đề đạo đức trên cả hai phương diện:
    + Về lý luận, người đã xây dựng được hệ thống quan điểm, chuẩn mực đạo đức đúng đắn, phù hợp mang tính chiến đấu cao.
    + Về thực tiễn đạo đức: Người đã để lại một tấm gương đạo đức sáng ngời. Hồ Chí Minh tiếp thu đạo đức từ nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là tấm gương của Lênin. Hồ Chí Minh cho rằng chính Lênin đã đào tạo ra các thế hệ cách mạng thế giới không chỉ bằng tư tưởng chính trị thiên tài mà còn bằng cả tấm gương đạo đức cao cả.
    - Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng "Cũng như sông phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn; cây phải có gốc, không có gốc cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng, không có đạo đức cách mạng thì tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân". Bởi vì theo Hồ Chí Minh cuộc cách mạng của nhân dân ta tiến hành" là công việc to tát nặng nề, là cuộc chiến đấu khổng lồ" cho nên không có đạo đức cách mạng thì không thể hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng to lớn.
    - Đạo đức cách mạng liên quan đến sự thành bại của cách mạng, nếu quan tâm bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho cán bộ, Đảng viên thì cách mạng thành công, nếu xem nhẹ vấn đề này, không tăng cường giáo dục bồi dưỡng đạo đức thì cách mạng sẽ gặp khó khăn, thất bại. Do đó, Hồ Chí Minh cho rằng trong bất cứ giai đoạn nào của cách mạng đều phải ra sức rèn luyện đạo đức cho cán bộ, Đảng viên.
    - Mục tiêu của CNXH là chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, hướng con người tới những giá trị của chân, thiện, mỹ. Với cách tiếp cận CNXH dưới góc độ văn hoá đạo đức nên đối với Hồ Chí Minh CNXH không chỉ là kinh tế mà còn là những giá trị tinh thần, có khi lấy tinh thần, phát huy yếu tố tinh thần để thắng vật chất.
    Thắng lợi của nhân dân Việt Nam đối với bọn đế quốc, phong kiến là sự thắng lợi của văn đối với bạo tàn.
    - Đạo đức là thước đo lòng cao thượng của con ngời. Hồ Chí Minh cho rằng mỗi người có công việc, tài năng, vị trí xã hội khác nhau nhưng để xem người đó có lòng cao thượng hay không thì phải căn cứ vào đạo đức của họ. Ai giữ được đạo đức là cao thượng.
    - Văn hoá đạo đức sẽ tạo ra sức mạnh cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng xã hội mới. Đạo đức mới, đạo đức cách mạng là xoá bỏ ách áp bức, bóc lột của chế độ cũ, xây dựng một xã hội mới tốt đẹp.
    - Đạo đức còn là động lực giúp chúng ta vợt lên khi khó khăn cũng như lúc thuận lợi trong quá trình đấu tranh cách mạng. Theo Hồ Chí Minh trong đấu tranh cách mạng, trong công việc có lúc chúng ta gặp khó khăn, nếu chúng ta giữ được đạo đức cách mạng thì sẽ không sợ sệt, không rụt rè, bi quan chán nản và khi công việc thuận lợi sẽ không rơi vào kiêu căng, công thần, địa vị, tự mãn.
    3. Tính thống nhất và toàn diện trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
    - Tính thống nhất.
    + Thống nhất giữa chính trị và đạo đức: đó là sự thống nhất của Hồ Chí Minh trong quan điểm lấy đạo đức phục vụ mục tiêu chính trị và ngược lại tư tởng chính trị của Người luôn thấm nhuần đạo đức cách mạng. Người nói: đạo đức cách mạng cuối cùng phải phục vụ cách mạng. Đạo đức không chỉ vì đạo đức mà phục vụ cho sự nghiệp cứu dân, cứu nước.
    + Thống nhất giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức, nói đi đôi với làm.
    Hồ Chí Minh cho rằng nói và làm phải đi liền với nhau, nói ít và cần phải làm nhiều.
    + Thống nhất giữa đạo đức và tài: Hồ Chí Minh cho rằng ngời cách mạng phải có đạo đức và có tài năng. Đức tài đi liền với nhau "Có tài mà không có đức là ngời vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Theo Hồ Chí Minh, tài cao thì đức phải lớn.
    + Thống nhất giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường: Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh đạo đức cách mạng nhưng Ngời không quên giáo dục rèn luyện bồi dưỡng đạo đức đời thường để mọi người ứng xử với nhau một cách tốt đẹp trong cuộc sống.
    - Tính toàn diện:
    + Đề cập đạo đức tới mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội và mọi tầng lớp nhân dân đều có thể nhận đợc ở Người những lời dạy, những việc làm về đạo đức. Trong các tầng lớp nhân dân Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh đến đạo đức của cán bộ, Đảng viên và thế hệ trẻ.
    + Đề cập đạo đức trong mọi phạm vi: gia đình, nhà trường, xã hội, công sở, dân tộc, quốc tế trong đó Người rất chú ý đến vai trò của gia đình trong việc bồi dưỡng đạo đức cho con người.
    + Đề cập đạo trong các lĩnh vực hoạt động như: học tập, chiến đấu, lao động.
    + Đề cập đạo đức trong nhiều mối quan hệ nhưng nổi lên 3 mối quan hệ chính.
    * Quan hệ với chính mình
    * Quan hệ với người khác
    * Quan hệ với công việc.
    Đối với mình Người cho rằng phải cần kiệm liêm chính. Đối với người khác phải thân ái giúp đỡ. Đối với công việc phải tận tuỵ.
    4. Các phẩm chất đạo đức cơ bản.
    a. Trung với nước, hiếu với dân.
    - Đây là phẩm chất là chuẩn mực có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của người cách mạng bởi ở mỗi con người có nhiều mối quan hệ khác nhau nhưng quan hệ với dân với nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là tâm điểm
     
Đang tải...