Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giai cấp trong tình hình mới

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giai cấp trong tình hình mới
    Lời mở đầu
    Dân tộc là một vấn đề rộng lớn, do các hoàn cảnh lịch sử, C.Mác, Ph.Ăngghen đã không đi sâu giải quyết vấn đề dân tộc. Về sau, trong giai đoạn đề quốc chủ nghĩa, V.I.Lênin có cơ sơ thực tiễn để phát triển vấn đề dân tộc thuộc địa thành một hệ thống lý luận. Tuy cả C.Mác, Ph. Ăngghen và V.I.Lênin đã nêu lên những quan điểm cơ bản về mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, tạo cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc xác định chiến lược, sách lược của Đảng Cộng sản về vấn đề dân tộc và thuộc địa, nhưng từ thực tiễn cách mạng vô sản ở châu Âu, các ông vẫn tập trung nhiều hơn vào vấn đề giai cấp.
    Điều kiện những năm đầu thế khỉ XX trở đi đặt ra yêu cầu cần vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận Mác – Lênin cho phù hợp với thực tiễn ở các nước thuộc địa; chính Hồ Chí Minh là người đã đáp ứng những yêu cầu đó.
    Quá trình hình thành tư tưởng về vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh đã gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Người ngay từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Như mọi người đều thấy rõ, trước khi học thuyết Mác – Lênin được truyền bá vào Việt Nam thì các phong trào yêu nước của người Việt Nam chống thực dân Pháp liên tục nổ ra, nhưng kết cục đều thất bại. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho các phong trào đó thất bại chính là do bế tắc về đường lối, mặc dù các bậc lãnh tụ của những phong trào yêu nước ấy đã dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp của mình, nhưng do họ không nhận thức được xu thế của thời đại, nên không thấy được giai cấp trung tâm của thời đại lúc này là giai cấp công nhân - giai cấp đại biểu cho một phương thức sản xuất mới, một lực lượng tiến bộ xã hội. Do đó, mục tiêu đi tới của những phong trào ấy không phản ánh đúng xu thế vận động của lịch sử và thời đại, nên không thể đem lại kết quả và triển vọng tốt đẹp cho sự phát triển của xã hội Việt Nam
    Trước yêu cầu bức xúc của vấn đề giải phóng dân tộc, từ chủ nghĩa yêu nước, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước. "Công lao to lớn đầu tiên của Bác đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam là đã tìm ra con đường cứu nước, khai phá con đường giải phóng dân tộc và các dân tộc bị áp bức trên thế giới ".
     
Đang tải...