Tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc.

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc.

    CHƯƠNG I: NGUỒN GỐC, QUÁ TR̀NH H̀NH THÀNH, PHÁT TRIỂN. ĐỐI TƯỢNG VÀ Ỹ NGHĨA HỌC TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.


    Câu 1: Nguồn gốc h́nh thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
    1. Tư tưởng văn hoá truyền thống của Việt Nam.
    a. Chủ nghĩa yêu nước và ư chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước:
    Là một trong những tài sản có giá trị nhất trong hành trang của Hồ Chí Minh lúc ra đi t́m đường cứu nước năm 1911.
    Là cơ sở xuất phát, động lực, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của người.
    Có quá tŕnh lịch sử hang ngàn năm với nội dung phong phú, sâu sắc, như yêu nước gắn liền với yêu quê hương, yêu con người Việt Nam, yêu truyền thống văn hoá quư giá.
    Thời ḱ phong kiến, yêu nước có nội dung: trung quân, ái quốc, lợi ích giai cấp thống trị phù hợp với lợi ích nhân dân lao động trong sự nghiệp chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc.
    Hồ Chí Minh đă làm phong phú nội dung của chủ nghĩa yêu nước. Đối với Người, yêu nước là gắn liền với yêu nhân dân. Người nói: long yêu thương nhân dân và nhân loại của Người, không bao giờ thay đổi, Người có một ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được độc lập, dân ta có cơm ăn, áo mặc, và được học hành. Người đă nêu ra chuẩn mực “Trung với nước, hiếu với dơn” và phát triển những nội dung mới của chủ nghĩa yêu nước. Đó là yêu nước dựa trên quan điểm của giai cấp công nhân, yêu nước mở rộng ra thành t́nh yêu vô cùng rộng lớn đối với nhân dân lao động, những người cùng khổ, đối với giai cấp nông dân yêu nước trên thế giới. Trên cơ sở tư tưởng của giai cấp công nhân, Người đă nêu ra 1 nội dung mới: “Yờu tổ quốc, yêu nhân dân gắn liền với yêu CNXH, v́ thế chỉ có CNXH th́ nhân dân ḿnh mới ngày một ấm no them, tổ quốc ngày một giàu mạnh them”.
    b. Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết tương thân tương ái
    Truyền thống h́nh thành 1lúc với sự h́nh thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và giặc ngoại xâm, người Việt Nam gắn bó với nhau trong t́nh làng xóm. Hồ Chí Minh đă kế thừa và phát huy sức mạnh từ 4 chữ “đồng” - đồng t́nh, đồng sức, đồng long, đồng minh.
    Người thường nhấn mạnh: nhân dân ta từ lâu sống với nhau có t́nh nghĩa, tỡnh nghió ấy được Người nâng lên cao đẹp hơn trở thành t́nh nghĩa đồng bào đồng chí, t́nh nghĩa năm châu bốn bể một nhà. Ngay cả khi tiếp thu lư luận Mỏc-Lờnin - đỉnh cao cảu trí tuệ nhân loại - cũng phải dựa trên nền tảng của giá trị truyền thống. Người nói: “hiểu chủ nghĩa Mỏc-Lờnin là phải sống với nhau có t́nh có nghĩa. Nếu theo bao nhiêu kinh sách mà sống với nhau không có t́nh nghĩa th́ sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mỏc-Lờnin được” Tư tưởng đại nhân, đại nghĩa ở Hồ Chí Minh là phấn đấu v́ sự nghiệp giải phóng dân tộc, v́ tự do, hạnh phúc của con người; là cứu nước, là độc lập tự do và xây dựng CNXH, tạo mọi điều kiện cho con người phát triển.
    Trong văn hoá Việt Nam chữ “nghĩa” có ư nghĩa là lẽ phải, ngay thẳng. Nguyễn Trăi từng nói: “phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc”.
    c. Truyền thống lạc quan, yêu đời:
    Trong muôn nguy ngàn khó, Người lao động vẫn động viên nhau “chớ thấy song cả mà ngă tay chốo”. Tinh thần lạc quan đó có cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản thân ḿnh, tin vào sự tất thắng của chân lư, chính nghĩa, dù trước mắt c̣n đầy gian truân, khổ ải phải chịu đựng, vượt qua. Hồ Chí Minh chính là hiện thân của truyền thống đó.
    d. Cần cù, dũng cảm, thông minh sang tạo trong sản xuất cũng như trong chiến đấu:
    Là một dân tộc ham học hỏi và không ngừng mở rộng cửa đón nhận những tinh hoa văn hoá nhân loại, từ Nho, Phật, Lăo của Phương Đông đến tư tưởng văn hoá hiện đại của Phương Tây. Nhờ vị trí địa lư thuận lợi, ở giữa đầu mối của sự giao lưu văn hoá Bắc và Nam, Đông và Tây, Người Việt Nam từ xưa đă rất xa lạ với đầu óc hạn hẹp, thủ cựu, thói bài ngoại cực đoan. Trên cơ sở giữ vững bản sắc của dân tộc, nhân dân ta đă biết chọn lọc, tiếp thu, cải biến những cái hay, cái tốt, cái đẹp của người thành những giá trị riêng của ḿnh. Hồ Chí Minh là h́nh ảnh sinh động và trọn vẹn của truyền thống đó.
    2. Tinh hoa văn hoá nhân loại:
    Hồ Chí Minh xuất thân trong gia đ́nh khoa bảng, từ nhỏ đă được hấp thụ 1 nền Quốc học và Hán học khá vững vàng. Khi ra nước ngoài, Người đă không ngừng làm giàu trí tuệ ḿnh bằng những tinh hoa văn hoá nhân loại. V́ vậy, lúc đấu tranh, Hồ Chí Minh có thể viết văn Anh, văn Pháp sắc sảo như 1nhà báo phuơng Tây thực thụ, nhưng khi có những “tự bạch” th́ Người lại làm thơ bằng chữ Hỏn. Chớnh điều đó tạo nên nét đặc trưng cho sự kết hợp hài hoà văn hoỏ Đụng-Tơy.
    a. Tư tưởng văn hoá phương Đông:
    Nho giáo: trong các tác phẩm của ḿnh, Hồ Chí Minh sử dụng khá nhiều mệnh đề của Nho giáo và đưa vào đó những nội dung và ư nghĩa mới:
    Hạn chế của Nho giáo: duy tâm, lạc hậu, phản động (tư tưởng đẳng cấp, khinh lao động chân tay, khinh phụ nữ, khinh thường thực nghiệm, doanh lợi, )
    Hồ Chí Minh bác bỏ.
    Tích cực: triết lư hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời, lư tưởng về 1 xă hội b́nh trị (ước vọng về xă hội an ninh, hoà mục, 1 thế giới đại đồng); triết lư nhân sinh, tu thân dưỡng tính, chủ trương ai cũng phải lấy tu thân làm gốc, đề cao văn hoá, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học.
    Hồ Chí Minh khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực phù hợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng. Người dẫn lời Lờnin “chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết của đời trước để lại”.
    Phật giáo: vào Việt Nam từ rất sớm, để lại nhiều dấu ấn trong văn hóa Việt Nam từ tư tưởng, t́nh cảm, tín ngưỡng đến phong tục tập giáo.
    Hạn chế: coi cuộc đời là bể khổ.
    Tích cực: tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân, 1 t́nh yêu bao la đến cả cây cỏ chim muông.
    Nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo điều thiện.
    Tinh thần b́nh đẳng, t́nh thần dân chủ chất phác chống lại mọi phân biệt đẳng cấp. Đức Phật nói “ta là Phật đă thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”.
    Phật giáo Thiền Tông đề ra luật “chất tỏc” : “nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” đề cao lao động, chống lười biếng.
    Phật giáo vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta, h́nh thành nên thiền phỏi Trỳc Lơm Việt Nam, chủ trương không xa đời mà sống gắn bó với nhân dân, đất nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân.
    Ngoài ra c̣n có tư tưởng Lăo tử, Mặc tử, Quan tử, , chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.
    Là người Macxit tỉnh táo, sang suốt, Hồ Chí Minh đă biết khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng và văn hoá Phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng ở nước ta.
    b. Tư tưởng văn hoá phương Tây:
    Trong 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Hồ Chí Minh sống chủ yếu ở Châu Âu nên chịu ảnh hưởng sâu rộng của nền văn hoá dân chủ và cách mạng phương Tây. Ngay từ khi c̣n học ở trường tiểu học Đông Ba rồi vào trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành đă làm quen với văn hoỏ Phỏp. Đặc biệt rất ham mê môn lịch sử, rất muốn t́m hiểu về cuộc đại Cách Mạng Pháp 1789.
    Khi xuất dương, Người đă từng sang Mĩ, sống ở NewYork, thuê ở Brucklin, và thường đến thăm khu Haclem của người da đen. Trong các bài viết sau này, Hồ Chí Minh thường nhắc đến ư chí đấu tranh cho tự do, độc lập, cho quyền sống của người được ghi lại trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của Mĩ.
     
Đang tải...