Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 8/12/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    #1 Quy Ẩn Giang Hồ, 8/12/14
    Last edited by a moderator: 8/12/14
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Từ rất sớm Hồ Chí Minh đã chỉ ra, sự lãnh đạo của Đảng không phải là quyền lực mà đảng tự đặt ra cho mình, cũng không phải do sự áp đặt đối với quần chúng, mà phải do quần chúng thừa nhận một cách tự nhiên. Có như vậy, Đảng mới đoàn kết được dân tộc, mới trở thành lãnh tụ của dân tộc trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội. Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam tuân theo những quy luật khách quan, đó chính là sự vận dụng, phát triển của phong trào công nhân kết hợp với chủ nghĩa mác – Lênin và phong trào yêu nước của dân tộc. Bởi vậy, từ khi Đảng xuất hiện theo quy luật vừa phổ biến vừa đặc thù đó đã đưa cách mạng Việt Nam vào một bước ngoặt, mở ra một chân trời triển vọng mới cho dân tộc ta phát triển.
    Có thể nói lịch sử thăng hoa của đất nước ta hôm nay gắn liền với lịch sử thăng trầm sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay, nhờ có lý luận tiên phong dẫn đường, Đảng đã dẫn đường nhân dân ta dành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới (1986) đến nay, Đảng đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp lý luận, đặc biệt là những luận điểm mới chủ nghĩa xã hội và con đường chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
    Tuy nhiên, trong suốt quá trình đổi mới, nhìn chung công tác lý luận vẫn không kịp sự phát triển của thực tiễn, vẫn không ít cấp ủy, tổ chức Đảng và đảng viên chưa nắm chắc những vấn đề lý luận về công tác tư tưởng. Thậm chí, ở một số nơi, tình trạng này vẫn còn vô hiệu hóa các giải pháp có giá trị về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng của cấp ủy, các tổ chức Đảng. Do đó nâng cao tầm tư tưởng và trí tuệ của Đảng trong giai đoạn mới hiện nay có ý nghĩa quyết định việc thực hiện mục tiêu phấn đấu 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đòi hỏi cần phải có một sự lãnh đạo của Đảng và sự hưởng ứng nhiệt tình đông đảo quần chúng nhân dân thì đất nước mới hoàn thành sứ mệnh lịch sử. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới, thực hiện CNH – HĐH thì vai trò lãnh đạo của Đảng càng mang tính thời sự và cấp thiết .
    Xuất phát từ những lý do trên tôi nghiên cứu đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
    2. Mục đích, yêu cầu
    - Mục đích: Mỗi công dân Việt Nam cần phải xác định đúng đắn, nhìn nhận được tầm quan trọng của vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
    - Yêu cầu:
    + Phân tích và làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam (cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng xã hội chủ nghĩa).
    + Đánh giá một cách khách quan vai trò lãnh đạo của Đảng.
    + Đưa ra một số yêu cầu của Đảng ta trong giai đoạn mới hiện nay.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
    - Phạm vi nghiên cứu: toàn thể quần chúng nhân dân Việt Nam trong giai đoạn giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội chủ nghĩa.
    4. Những đóng góp của đề tài
    - Cung cấp cho bạn đọc thấy rõ hơn và toàn diện hơn về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
    - Góp phần làm tăng thêm sự hiểu biết và cũng như việc đánh giá đúng vị trí vai trò lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn mới hiện nay.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp lý luận kết hợp giữa phân tích và tổng hợp.
    - Học tập phương pháp của Hồ Chí Minh: gắn lý luận với thực tiễn trong quá trình cách mạng Việt Nam

    MỤC LỤC
    A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích, yêu cầu 2
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
    4. Những đóng góp của đề tài 2
    5. Phương pháp nghiên cứu 2
    B. PHẦN NỘI DUNG 3
    Chương 1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 3
    1.1 Hồ Chí Minh với sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam và ý nghĩa của vấn đề trong công tác xây dựng Đảng hiện nay. 3
    1.1.1 Hồ Chí Minh với sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam 3
    1.1.2 Ý nghĩa của vấn đề xây dựng Đảng. 6
    1.2 Đảng ta đối với cách mạng giải phóng dân tộc 8
    1.2.1 Đảng lãnh đạo cách mạng tháng tám thành công 8
    1.2.2 Đảng lãnh đạo giữ vững, củng cố chính quyền dân chủ nhân dân và kháng chiến kiến quốc thành công. 13
    1.2.3 Đảng lãnh đạo nhân dân xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. 15
    1.2.4 Đảng lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước và bảo vệ Tổ quốc 17
    Chương 2. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam 21
    2.1. Đảng với công cuộc đổi mới ở nước 21
    2.2 Đánh giá đúng thực trạng đất nước, nhiệm vụ và mục tiêu của Đảng trong hoạch định đường lối đổi mới. 23
    2.2.1 Đánh giá đúng thực trạng đất nước. 23
    2.2.2 Xác định nhiệm vụ và mục tiêu của Đảng trong hoạch định đường lối đổi mới. 28
    Chương 3. Những yêu cầu đối với sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn mới 30
    3.1Những điều kiện mới tác động đến yêu cầu đối với sự lãnh đạo của Đảng 30
    3.1.1 Quốc tế 30
    3.1.2 Trong nước 30
    3.1.3 Thời cơ và thách thức 31
    3.2 Những yêu cầu đối với sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn mới. 32
    3.2.1 Xây dựng một lí luận tiên phong dẫn đường 32
    3.2.2 Vận dụng sáng tạo, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. 32
    3.2.3 Nâng cao trình độ khoa học và công nghiệp đáp ứng đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 32
    3.2.4 Từng bước làm sáng tỏ những vấn đề lí luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 33
     
Đang tải...