Chuyên Đề Tư tưởng hồ chí minh về vai trò của văn hóa và vấn đề xây dựng lối sống văn hóa cho sinh v

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Chuyên Đề Tư tưởng hồ chí minh về vai trò của văn hóa và vấn đề xây dựng lối sống văn hóa cho sinh viên hiện nay

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU
    1
    1. Văn hóa 1
    2. Ngày nay 2
    3. Tư tưởng Hồ Chí Minh 3

    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về văn hóa chiếm một vị trí quan trọng. Nó là sự chắt lọc, tổng hợp và kết tinh những giá trị văn hóa của Việt Nam, của Phương Đông và Phương Tây, của truyền thống và hiện đại, của dân tộc và quốc tế mà cốt lõi là sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc.
    1. Văn hóa
    Theo Hồ Chí Minh có vai trò to lớn trong đời sống của mỗi quốc gia dân tộc. Trước hết: văn hóa là mục tiêu, động lực của cách mạng. Văn hóa là kiến trúc thượng tầng của xã hội, vì vậy việc lật đổ chế độ xã hội cũ, xã hội thực dân phong kiến và xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN) tốt đẹp là mục tiêu của văn hóa. Cách mạng XHCN ở nước ta, theo Hồ Chí Minh là phải “thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”(1). Khi chỉ rõ “văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”(2), Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh vai trò động lực của văn hóa. Theo Người: tiến lên CNXH phải có cả vật chất lẫn tinh thần, song con người là quyết định; để đưa đất nước đi lên, không thể không đặt trọng tâm vào kinh tế, nhưng chủ thể của hoạt động kinh tế lại chính là con người và thước đo trình độ con người lại chính là văn hóa.
    Với một cảm quan văn hóa trên bình diện rộng, Hồ Chí Minh coi Văn hóa là một mặt hợp thành toàn bộ đời sống xã hội. Người nhấn mạnh: “trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề chú ý đến; cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”(3). Vì thế, văn hóa không thể đứng ngoài “mà phải ở trong kinh tế và chính trị” và ngược lại kinh tế, chính trị cũng nằm “trong văn hóa”. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa và giải quyết những vấn đề xã hội; nếu chỉ coi tăng trưởng kinh tế là mục tiêu duy nhất thì chẳng những môi trường văn hóa – xã hội bị hủy hoại mà mục tiêu kinh tế cũng không đạt được.
    Trong tư tưởng Hồ Chí Minh văn hóa là linh hồn, bản sắc dân tộc. Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa không thể tách rời với quốc gia dân tộc, văn hóa trước hết là văn hóa của một dân tộc, nó mang tâm hồn, diện mạo dân tộc, đó chính là bản sắc dân tộc của văn hóa. Rất nhiều lần Người thường nhắc nhở phải “chăm lo đặc tính dân tộc”, “phát huy cốt cách dân tộc”, “lột cho hết tinh thần dân tộc” trong xây dựng văn hóa, trong sáng tác nghệ thuật. Với văn hóa Việt Nam, Người tự hào: “nghệ thuật của cha ông ta hay lắm”(4), “âm nhạc dân tộc của ta rất độc đáo”(5) và “tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”(6). Từ đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam”(7), “cần phải mở rộng kiến thức của mình về văn hóa thế giới”(8), “Phương Đông hay Phương Tây có cái gì hay, cái gì tốt ta phải học lấy”(9); song điều cốt yếu là “đừng biến ta thành kẻ bắt chước”(10), và “đừng chịu vay mà không trả”(11) – “cái gốc của văn hóa mới là dân tộc”(12). Học tập văn hóa hiện đại của các nước phải phù hợp với điều kiện Việt Nam, kết hợp với văn hóa Việt Nam tạo ra những giá trị mới đóng góp vào việc phát triển văn hóa nhân loại.
    [​IMG]



     
Đang tải...