Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và vận dụng tư tưởng đó trong việc học tập của sinh viên

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và vận dụng tư tưởng đó trong việc học tập của sinh viên.


    Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam được cả thế giới biết đến như là một vị anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hóa kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của Người là bài học lớn, là tấm gương sáng ngời về tinh thần tự học. Tư tưởng tự học trong tư tưởng về giáo dục của Người mãi soi sáng cho chúng ta hôm nay và mai sau.
    Theo Từ điển giáo dục học, tự học là một bộ phận không thể tách rời của quá trình học tập. “Tự học là quá trình mà người học tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của của giáo viên và sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục, đào tạo. Đây là phương thức học tập cơ bản của giáo dục không chính quy, giáo dục thường xuyên, đồng thời còn là một bộ phận không thể tách rời của quá trình học tập có hệ thống trong các trường học nhằm đào sâu, mở rộng để nắm vững kiến thức của người học”.
    Trong tư tưởng giáo dục của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt coi trọng vai trò của tự học. Theo Người, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng và không thể thay thế. Người quan niệm phải “Lấy tự học làm cốt, do thảo luận và chỉ đạo giúp vào”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau đây:
    Thứ nhất: Tự học là học một cách tự động
    Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Phải biết tự động học tập”. Người cũng làm rõ: “Tự động là không phải dựa và ai, là tự mình biết xoay xở, tự mình biết thực hành công tác theo nhiều hình thức mới mẻ, phong phú”. Như vậy, “tự động học tập” tức là học tập một cách hoàn toàn tự giác, tự chủ, không đợi ai nhắc nhở, không chờ ai giao nhiệm vụ. Tự học chính là tự quản lý việc học tập của mình, tự mình chủ động vạch kế hoạch học tập cho chính mình, tự mình khai triển, thực hiện kế hoạch đó một cách tự giác, tự mình làm chủ thời gian để học và tự mình kiểm tra, đánh giá việc học của mình. Quan niệm này bao hàm các khái niệm: tự học, tự học có hướng dẫn, tự học một mình, tự kiểm tra, tự đánh giá, tự giáo dục theo quan điểm giáo dục hiện nay. Quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành, không có sự hướng dẫn trực tiếp và sự quản lý của người dạy, người giáo viên Đây không chỉ là phương thức học tập cơ bản của giáo dục không chính quy mà còn là một bộ phận không thể tách rời quá trình học tập chính quy trong các trường học: “Không phải có thầy thì học, thầy không đến thì đùa, phải biết tự động học tập”. Lời khuyên này không chỉ đúng với thời của Bác mà còn đúng với chúng ta hôm nay.
    Tự học là một hoạt động đòi hỏi chủ thể phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao thì mới đạt kết quả. Do đó, tự học gắn bó với quá trình tự giáo dục. Tự giáo dục nhằm củng cố và phát huy năng lực tự giác thực hiện những trách nhiệm cá nhân. Tự học có hướng dẫn chính là cá nhân tự chủ việc học của bản thân, được sự giúp đỡ và tăng cường của một số yếu tố như giáo dục viên, các nhà chuyên môn Tự động học tập chỉ có giá trị khi người học biết tự giác tiến hành xem xét, đánh giá và điều chỉnh các hành vi, hoạt động của bản thân theo những chuẩn mực của tập thể, xã hội quy định.
    Tự kiểm tra có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động học tập và giáo dục vì mục tiêu và kế hoạch giáo dục có đạt được hay không và đạt đến mức độ nào không chỉ dựa vào các tác động từ phía giáo viên và nhà trường, mà còn phải dựa vào tính tự giác tự học, tự giáo dục và tự kiểm tra.
    Tự đánh giá là một công việc không thể tách rời quá trình tự học và tự giáo dục vì nó đảm bảo cho quá trình này tiến hành đúng hướng và vững chắc theo mục tiêu đã định. Tự đánh giá chỉ thật sự trở thành động lực tiến bộ khi nó được chủ thể thực hiện với thái độ khách quan, trung thực với chính bản thân mình.
    Tự học là một nhu cầu khách quan của con người. Để tiến bộ, mỗi người phải chủ động học tập, tự tạo cơ hội học tập cho mình. Hồ Chủ tịch luôn nhắc nhở từ người bình dân cho đến nhà trí thức luôn phải “Tìm đủ mọi cách mà học” trong công tác, trong cuộc sống. Không “tự động học tập” thì việc học lúc ấy chỉ còn là một hành động hoặc một thao tác cấu trúc của một hoạt động khác chứ không phải là học với tư cách một hoạt động độc lập.
    Tiếp thu lời dạy của Bác, sinh viên hiện nay có thể thực hiện tư tưởng “tự động học tập” của Bác cụ thể như sau:
    - Trước hết, mỗi người sinh viên phải tự ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình, phải ý thức được tầm quan trọng của việc học tập nói chung và tự học nói riêng.
    - Tự động học tập là sinh viên tự làm chủ hoạt động học của mình. Nghĩa là không nhất thiết phải có thầy mới học, mà phải tự động học, không đợi ai nhắc nhở, không chờ ai giao nhiệm vụ, cũng không cần ai kiểm tra; mà tự mình, tự giác xác định mục tiêu nhận thức, phân tích nội dung cần học tập, tự lập kế hoạch học tập cho riêng mình.
    - Tự mình làm chủ thời gian để triển khai kế hoạch mà mình đã hoạch định.
    - Tự mình điều khiển để thực hiện theo đúng kế hoạch.
    - Tự mình kiểm tra, đánh giá hoạt động học của mình theo từng giai đoạn trong kế hoạch thời gian.
    - Tự mình điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với kế hoạch, với yêu cầu thực tế
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...