Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về tính chất, chức năng văn hoá. Vận dụng tư tưởng đó vào việc xây dựng nền văn

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tư tưởng Hồ Chí Minh về tính chất, chức năng văn hoá. Vận dụng tư tưởng đó vào việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam, tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc

    Lời mở đầu



    Văn hóa là một dòng chảy xuyên suốt trường kỳ lịch sử của dân tộc và của loài người. Với tất cả các vĩ nhân - mà tên tuổi của họ sáng chói khắp bầu trời nhân loại như là biểu tượng của “những bông hoa trác việt nhất của trái đất là trí tuệ con người” (Ph.Ăngghen) - cái cốt lõi của văn hóa là đổi mới và tiến bộ từ thấp đến cao, là sự nỗ lực không ngừng để giải phóng con người khỏi vòng tối tăm, ngu dốt, đau khổ, khỏi mọi hình thức bóc lột, bất công tàn bạo; là thiện chí và khoan dung, là mưu tự do, hạnh phúc cho tất cả mọi người. Chính vì vậy mà tư tưởng, sự nghiệp, nhân cách của họ, xưa nay đều vẫn có một sức mạnh phi thường dẫu bão táp, rêu phong và cát bụi của thời gian cũng không thể khỏa lấp, giập vùi xuống đáy hư vô của dĩ vãng. Trên những bức tường thành vừa cổ kính, vừa hiện đại của văn hóa nhân loại, bóng dáng của các vĩ nhân càng ngày càng tươi đẹp thêm, hùng vĩ hơn, to lớn lên trong trí nhớ của loài người ngưỡng mộ, kính cẩn và biết ơn. Ra vậy, văn hóa đích thực là vì Con Người và do đấy nó thuộc về Con Người, là tài sản, là hành trang mà Con Người tiến bước đến tương lai. Nó là cái chân đế vững chắc, cao lớn dần lên để cho các thế hệ sau có thể “đứng lên vai thế hệ trước” mà tiến bước.

    Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề về văn hoá luôn có một vị trí quan trọng. Những quan điểm của Người về văn hoá là kim chỉ nam để Đảng ta hoạch định chính sách, sách lược phát triển văn hoá qua các giai đoạn xây dựng đất nước. Những quan điểm và hoạt động văn hoá của Người đã góp phần vào sự tiến bộ và phát triển nền văn minh của nhân loại. Công lao to lớn này đã được đánh giá trong Nghị quyết của UNESCO về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người: “Sự đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, nghệ thuật là kết tinh truyền thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của các dân tộc, tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau. Người là vị anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam, và là nhà văn hoá kiệt xuất”.

    Với tầm vóc của một danh nhân văn hoá thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta một di sản tư tưởng vô cùng quý báu về mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hoá. Việc tìm hiểu những quan điểm về văn hoá và vấn đề gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp chúng ta có cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong công cuộc đổi mới hôm nay.





    1. Khái niệm văn hóa:


    1.1. Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về Văn hóa:



    Xuất phát từ cách tiếp cận Mác-xít và rất gần gũi với nhận thức hiện đại, coi văn hóa không đơn thuần là đời sống tinh thần của con người – xã hội, mà từ trong bản chất của mình, nó chính là linh hồn, là hệ thần kinh của một xã hội, là sức mạnh trường tồn của cả dân tộc, là sức sống vươn lên của thời đại.

    Học thuyết Mác-Lênin về văn hoá được dựa trên những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử về các hình thái kinh tế – xã hội như những giai đoạn phát triển tuần tự của xã hội loài người, về mối quan hệ tương hỗ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Theo đó văn hoá là tính đặc thù của xã hội, thể hiện mức độ phát triển lịch sử mà con người đạt được. Văn hoá là biểu hiện sự thống nhất của tự nhiên và xã hội, là đặc tính về khả năng và sức sáng tạo của con người, nó bao hàm trong mình không chỉ những giá trị cụ thể như máy móc, công cụ kỹ thuật, kết quả nhận thức, các tác phẩm nghệ thuật, các chuẩn mực pháp quyền, đạo đức.v.v mà còn cả sức mạnh chủ quan của con người và những khả năng trong hoạt động như tri thức, sự khéo léo, thói quen nghề nghiệp, mức độ phát triển của khả năng cảm thụ thẩm mỹ, thế giới quan, phương thức và hình thức giao tiếp của con người trong xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...