Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiêu chuẩn đạo đức người cán bộ

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiêu chuẩn đạo đức người cán bộ


    Tài liệu dài 6 trang

    Một số nội dung trích lược:
    TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC
    NGƯỜI CÁN BỘ

    Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, muốn hoàn thành nhiệm vụ cách mạng, người cán bộ cần phải có đủ cả đức và tài, cả phẩm chất và năng lực. Song đạo đức là căn bản, đạo đức là cái "gốc" của người cách mạng. Người nói:

    Đã là cán bộ cách mạng thì phải có đạo đức cách mạng - giữ được đạo đức cách mạng mới là người cán bộ chân chính. Bởi vì "Đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, người đảng viên cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết. Nếu khi lợi ích của Đảng và lợi ích của cá nhân mâu thuẫn với nhau, thì lợi ích cá nhân phải tuyệt đối phục tùng lợi ích của Đảng"([1]). Những tiêu chí đạo đức cách mạng của người cán bộ được Hồ Chí Minh chỉ ra cụ thể đó là: Nhân - Nghĩa - Trí - Dũng - Liêm. Những tiêu chí đó phản ánh đầy đủ những chuẩn mực đạo đức, những nhân cách cao cả của người cán bộ chân chính
    Hồ Chí Minh cho rằng, một cán bộ phải hội tụ đủ các phẩm chất: Trí, Tín, Nhân, Dũng, Liêm. Người giải thích cặn kẽ những tiêu chuẩn đó: Trí là sáng suốt, biết địch biết mình, biết người tốt thì nâng đỡ, biết người xấu thì không dũng, biết cái tốt của mình mà phát triển lên, biết cái xấu của mình để mà tránh. Tín là nói cái gì phải cho tin, nói và làm cho nhất trí, làm thế nào cho dân tin, cho bộ đội tin ở mình. Nhân là phải có lòng bác ái, yêu nước, yêu đồng bào, yêu bộ đội của mình. Dũng là phải mạnh dạn, quả quyết nhưng không phải là liều. Phải có kế hoạch, rồi kiên quyết làm ngay. Nguy hiểm cũng phải làm. Nghĩa là phải có lòng dũng cảm trong công việc. Liêm là không tham danh vị, không tham sống, không tham tiền, không tham sắc. Người cán bộ đã dám hy sinh cho Tổ quốc, hy sinh cho đồng bào, hy sinh vì nghĩa, thì không tham gì hết([2]). Hồ Chí Minh còn so sánh 4 đức: Hồ Chí Minh cho rằng đạo đức cách mạng đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải tuyệt đối trung thành với tổ quốc, "quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng" đó là điều chủ chốt. Có trung thành và quyết tâm phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc thì mới dám hy sinh quên mình vì nghĩa lớn, mới quyết tâm rèn luyện mình theo lẽ sống cao cả và tình cảm cách mạng mà Hồ Chí Minh đã vạch ra cho chúng ta "nhận rõ phải trái, giữ vững lập trường, tận trung với nước, tận hiếu với dân"([3]).
    Một trong những yêu cầu đạo đức Hồ Chí Minh thường đặt ra cho cán bộ là sự thống nhất giữa lời nói và việc làm "óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh" là được. Hồ Chí Minh còn yêu cầu người cán bộ "suốt đời phải gắn lý luận với công tác thực tế". Học phải đi đôi với hành. Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh: thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. .Tham danh lợi, hay suy trị, có chút thành tích thì tự cao, tự đại, kiêu ngạo, công thần, gây lủng củng trong nội bộ. Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ phải ít ham muốn về vật chất vì khi ham muốn về vật chất thì không chấp hành đúng đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân. Ngoài ra người cán bộ phải biết dựa vào dân. Muốn làm được điều đó phải tẩy sạch bệnh quan liêu mệnh lệnh. Nguyên nhân của bệnh quan liêu là do xa dân, khinh dân, sợ dân, không tin cậy nhân dân, không hiểu biết nhân dân, không yêu thương nhân dân. Nguyên tắc chữa bệnh quan liêu là phải theo đúng đường lối của nhân dân. Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ chính quyền và đoàn thể phải: Luôn gần gũi nhân dân, ra sức nghe ngóng và hiểu biết nhân dân, học hỏi nhân dân, lãnh đạo nhân dân bằng cách giải thích, tuyên truyền, cơ động, giáo dục, tổ chức nhân dân, dựa vào dân để thực hiện nguyện vọng chính đáng của d.
    Tu dưỡng đạo đức cách mạng là việc làm thường xuyên liên tục của người cán bộ.
     
Đang tải...