Chuyên Đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ trong xã hội

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ trong xã hội


    Dân chủ là lý tưởng, là ước vọng của toàn thể nhân dân ta về một xã hội tốt đẹp trong tương lai. Dân chủ sẽ đem lại quyền làm chủ vận mệnh của mình cho nhân dân, tạo ra những điều kiện, những tiền đề để toàn xã hội cũng như mỗi cá nhân trong xã hội phát triển và hoàn thiện. Con người nhờ có dân chủ và thông qua dân chủ mới có hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo đối với lịch sử. Đồng thời, phát huy dân chủ sẽ động viên được lực lượng của toàn dân hoàn hành những nhiệm vụ cách mạng. Hồ Chí Minh cho rằng: “Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên”1.

    Đấu tranh giành lấy dân chủ, bảo vệ quyền làm chủ thực sự của nhân dân, phát huy dân chủ phải gắn với việc tăng cường chuyên chính vô sản (CCVS). CCVS là điều kiện, phương tiện để bảo vệ dân chủ, không có nền chuyên chính đó thì không có dân chủ thực sự của nhân dân, đồng thời, tăng cường CCVS là để ngăn chặn dân chủ cực đoan, vô chính phủ . Mở rộng dân chủ là cơ sở bảo đảm cho CCVS vững mạnh, ngăn ngừa mọi sự tha hoá, mất dân chủ, gia trưởng, quan liêu, đặc quyền, đặc lợi trong bộ máy nhà nước. Vì vậy, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh, thực hiện dân quyền, mở rộng dân chủ phải đi đôi xây dựng Nhà nước dân chủ kiểu mới của dân, do dân và vì dân. Người viết: “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để đề phòng kẻ phá hoại, nếu hòm không có khóa, nhà không có cửa thì sẽ mất cắp hết. Cho nên có cửa phải có khóa, có nhà phải có cửa. Thế thì dân chủ cũng cần phải có chuyên chính để giữ gìn lấy dân chủ”2; và “Nhà nước ta cũng là Nhà nước của đại đa số nhân dân, để thống trị thiểu số phản động, để giữ gìn lợi ích của nhân dân, bằng cách dân chủ chuyên chính của nhân dân”3. Chính vì thế, dân chủ và chuyên chính phải đi đôi với nhau. Muốn dân chủ thực sự phải chuyên chính thực sự vì không chuyên chính thực sự, bọn thù địch sẽ làm hại dân chủ của nhân dân . Dân chủ và chuyên chính quan hệ mật thiết với nhau.

    Ngoài ra, “dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến”4. Thực hành dân chủ có tác dụng giải phóng tiềm năng sáng tạo của nhân dân và trở thành động lực của sự tiến bộ và phát triển. Trái lại, Người cho rằng, nếu trong cán bộ, nhân dân “ít sáng kiến, ít hăng hái là vì nhiều lẽ. Mà trước hết là vì cách lãnh đạo của ta không được dân chủ”5.

    Nội dung nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giá trị dân chủ mới là đưa nhân dân lên địa vị người làm chủ xã hội, đề cao vai trò của nhân dân trong mọi hoạt động xã hội, là tư tưởng lấy dân làm gốc, gần dân, trọng dân, phục vụ nhân dân và đem lại lợi ích cho dân.

    Nhân dân là chủ và làm chủ trong chế độ dân chủ mới

    Dân chủ là dân làm chủ, nhân dân là chủ thể của chế độ dân chủ mới. Địa vị xã hội của nhân dân thay đổi thông qua thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi trong xã hội mới do Đảng lãnh đạo. Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”6. Quan niệm địa vị cao nhất là dân được giải thích rất ngắn gọn “dân là chủ”, mọi quyền hành và lực lượng là của nhân dân, mọi công việc đều do dân và do đó, thành quả của nền dân chủ mới thuộc về đại đa số quần chúng nhân dân chứ không phải của bất cứ một số ít dân cư nào. Nhân dân theo quan niệm của Hồ Chí Minh là đồng bào, là mọi người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần, tuổi tác; trong đó, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức là lực lượng chủ đạo.

    Hồ Chí Minh cho rằng, nhân dân có địa vị cao nhất và giữ vị trí trung tâm của xã hội. Đây là quan điểm đúng đắn khi xem xét mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân lao động với sự vận động phát triển của xã hội. Nó là cơ sở tư tưởng đặt nền móng cho một thiết chế dân chủ mới, quyền lực thực tế thuộc về nhân dân, nhân dân là người có quyền quyết định và tham gia hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Người khẳng định: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”7. Quan niệm này thể hiện sự vận dụng, phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về vai trò của quần chúng trong cách mạng, quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử.

    Nhân dân có quyền lợi và nghĩa vụ trong thực hành dân chủ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...