Tiểu Luận Tư tưởng hồ chí minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một nội dung cơ bản, quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Người. Đó là sản phẩm sáng tạo của trí tuệ Hồ Chí Minh trên cơ sở kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống dân tộc, tiếp thu kinh nghiệm cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới, trung thành và vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội vào thực tiễn Việt Nam. Đây là cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh trên cả phương diện lý luận và thực tiễn nhằm chỉ đạo cách mạng, là một trong những nhân tố có vai trò quan trọng, quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
    Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam giúp chúng ta nhận thức đầy đủ, khoa học về tính tất yếu con đường, bước đi, biện pháp quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trên cơ sở đó nâng cao niềm tin vào thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, kiên định với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn đồng thời có chiến lược, sách lược cụ thể, sát đúng trong quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội thành công.
    Tư duy Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội nói chung về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nói riêng được hình thành trên cơ sở những cách tiếp cận, nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin của Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa xã hội ra đời với tư cách là một khoa học từ những năm bốn mươi của thế kỷ XIX, trở thành hiện thực, tồn tại như một thực thể xã hội từ sau cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Tuy nhiên, phải tới năm 1920, Nguyễn ái Quốc mới bắt đầu tiếp xúc và nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin. Với cách tiếp cận khoa học và độc đáo, Hồ Chí Minh đã rút ra những kết luận quan trọng cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
    Thống nhất với quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh tiếp cận, nghiên cứu con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trên các phương diện cơ bản như: Tính tất yếu, phương thức, đặc điểm, tính chất .của thời kỳ quá độ, trên cở sở đó chỉ ra những nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của thời kỳ quá độ ở Việt Nam.
    Hồ Chí Minh khẳng định, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội thuộc địa nửa phong kiến sang xã hội xã hội chủ nghĩa. Đây là giai đoạn tất yếu, khách quan của cách mạng Việt Nam.
    Khẳng định này dựa trên cơ sở lý luận về thời kỳ quá độ và tư tưởng cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác - Lênin, cùng với việc phân tích điều kiện thực tiễn của Việt Nam - một nước thuộc địa nửa phong kiến, trình độ mọi mặt còn lạc hậu, muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội tất yếu phải trải qua quá trình cải biến cách mạng lâu dài. Hồ Chí Minh phân tích: “Tuỳ từng hoàn cảnh mà các dân tộc phát triển theo những con đường khác nhau. Có nước thì đi thẳng đến chủ nghĩa xã hội (cộng sản) như Liên Xô. Có nước thì phải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội (cộng sản) - như các nước Đông âu, Trung Quốc, Việt Nam ta”[1].

    [HR][/HR][1]. Hå ChÝ Minh: Toµn tËp, Nxb. ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 2000, t. 7, tr. 247.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...