Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp dân tộc và giai cấp, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp dân tộc và giai cấp, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế
    Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại. Đối tượng nghiên cứu của tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm hệ thống các quan điểm lí luận về cách mạng Việt Nam trong dòng chảy của thời đại mới mà cốt lõi là tư tưởng độc lập, tự do, về mối quan hệ biện chứng trong sự tác động qua lại giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, giải phóng con người, về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
    Chủ nghĩa Mác-Lênin là đỉnh cao của tư duy nhân loại; là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, của các Đảng Cộng Sản và công nhân trong đấu tranh xóa bỏ mọi áp bức bóc lột, xây dựng xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa. Hồ Chí Minh đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lê nin. Đối với Người đến với chủ nghĩa Mác-lê-nin, cũng có nghĩa là đến với con đường của cách mạng vô sản. Từ đây, Người đã tìm thấy con đường cứu nước chân chính, triệt để:” Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” và “ chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc”. Do vậy, để hiểu được quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh thì cần phải xuất phát tư quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê-nin.
    Phương pháp phân tích giai cấp của chủ nghĩa Mác là phương pháp khoa học để nhận thức xã hội giai cấp. Chủ nghĩa Mác cung cấp cho ta phương pháp luận có tính chỉ đạo để trong hàng loạt những sự phức tạp tưởng như hết sức hỗn loạn có thể tìm ra bản chất và quy luật trong các hình thái xã hội. Chủ nghĩa Mác yêu cầu việc phân tích giai cấp phải hết sức toàn diện và năng động, phân tích địa vị các giai cấp, phân tích hình thái ý thức và lập trường địa vị của các giai cấp, nắm vững sự so sánh lực lượng giai cấp và quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội, nắm vững mạch nguồn sống động của xã hội và các phong trào xã hội. Đây chính là chỗ dựa vững chắc để các chính Đảng chế định chính xác đường lối, quan điểm phương châm, sách lược cách mạng của mình. Khi nhận thức và xử lí các mâu thuẫn giai cấp cần phải phân biệt nghiêm túc và chính xác mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn phi giai cấp, phân biệt sự khác nhau giữa mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng, phân biệt được mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân với mâu thuẫn “ Địch- ta”.
    Cùng với vấn đề giai cấp vấn đề dân tộc luôn luôn là một nội dung quan trọng có ý nghĩa chiến lược của CMXHCN. Cũng chính trên cơ sở lịch sử ấy mà chủ nghĩa xã hội của Mác đề ra vấn đề dân tộc và vấn đề nhà nước, không chỉ để giải thích quá khứ mà còn để dự kiến tương lai một cách mạnh dạn và thực hiện dự kiến ấy bằng một hành động dũng cảm. Dân tộc là sán vật và hình thức tất nhiên của thời đại tư sản trong quá trình phát triển của xã hội. Giai cấp công nhân không thể mạnh lên được, không thể trưởng thành và thành hình được nếu không:” tự tổ chức trong khuôn khổ của dân tộc”, nếu không:” có tính chất dân tộc”. Nhưng, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản không ngừng phá vỡ ranh giới dân tộc, phá vỡ sự biệt lập dân tộc, thay thế những đối kháng dân tộc bằng những đối kháng giai cấp. Vì thế, trong các nước tư bản chủ nghĩa đã phát triển thì điều sau đây hoàn toàn là một chân lí:” công nhân không có tổ quốc”, và ít ra trong những nước văn minh” hành động chung của họ là một trong những yếu tố đầu tiên để giải phóng giai cấp vô sản”. Nhà nước tức cơ quan bạo lực có tổ chức, nhất định phải xuất hiện khi xã hội đã phân thành giai cấp không thể điều hòa, lúc mà xã hội không thể tồn tại được nếu không có một quyền lực tựa hồ như đứng trên xã hội và tách rời xã hội đến một mức nào đó. Phát sinh từ những mâu thuẫn giai cấp, nhà nước trở thành nhà nước của giai cấp mạnh nhất, của giai cấp thống trị về kinh tế, cái giai cấp mà, nhờ có nhà nước, cũng trở nên giai cấp thống trị về cả chính trị và do đó lại có thêm thủ đoạn mới để khống chế và bóc lột giai cấp bị áp bức.
     
Đang tải...