Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về sử dụng bạo lực cách mạng và quân sự

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    I.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUÂN SỰ . 3
    1.Bối cảnh lịch sử . 3
    2.Cơ sở hình thành tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh 4
    1.1.Các phong trào đấu tranh của dân tộc 4
    1.2.Chủ nghĩa Mác – Lênin 5
    1.3.Phẩm chất của Hồ Chí Minh 5
    1.4.Tinh hoa văn hóa nhân loại, thế giới . 6
    1.5.Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam 7
    II.DÙNG BẠO LỰC CÁCH MẠNG ĐỂ CHỐNG LẠI BẠO LỰC PHẢN CÁCH MẠNG VÀ TƯ TƯỞNG BẠO LỰC CÁCH MẠNG THỐNG NHẤT VỚI TƯ TƯỞNG NHÂN ĐẠO VÀ HÒA BÌNH 7
    1.Dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng . 7
    2.Tư tưởng bạo lực cách mạng thống nhất với tư tưởng nhân đạo và hòa bình 11
    III.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KHỞI NGHĨA VŨ TRANG TOÀN DÂN 14
    1.Khởi nghĩa vũ trang ở Việt Nam là khởi nghĩa vũ trang toàn dân 14
    2.Khởi nghĩa vũ trang phải biết tạo thời cơ và nắm vững thời cơ . 14
    3.Khởi nghĩa vũ trang là cuộc chiến đấu bằng lực lượng vũ trang kết hợp với đấy tranh chính trị 15
    4.Khởi nghĩa từng phần đi đến tổng khởi nghĩa . 15
    5.Mục tiêu khởi nghĩa – khởi nghĩa để dành chính quyền . 15
    IV.TƯ TƯỞNG KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN, TOÀN DIỆN TRƯỜNG KÌ DỰA VÀO SỨC MÌNH LÀ CHÍNH . 16
    1.Cơ sở hình thành tư tưởng 16
    2.Kháng chiến toàn dân 16
    173.Kháng chiến toàn diện . 17
    4.Kháng chiến trường kì, dựa vào sức mình là chính . 19

    I, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUÂN SỰ

    .Định nghĩa: Tư tưởng Hồ Chí Minh là quan điểm và lý thuyết của Hô Chí Minh về việc xây dựng nền quốc phòng, lực lượng vũ trang, về những vấn đề có tính quy luật của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, về chính trị và quân sự. đó là sự áp dụng lý thuyết quân sự của chủ nghĩa Marx-Lê nin vào thực tiễn Việt Nam, kết hợp truyền thông quân sự, nghệ thuật binh pháp cổ truyền của dân tộc Việt Nam, tiếp thu khoa học quân sự cổ kim của nhân loại, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là một bộ phận hữu cơ cực kì quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam. Đó không phải là tư tưởng thuần túy quân sự, mà luôn là tư tưởng quân sự chính trị.
    1. Bối cảnh lịch sử:
    Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã đánh thắng nhiều đạo quân xâm lược lớn mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Lịch sử đã ghi lại biết bao nhiêu chiến công hiển hách. Long yêu nước nồng nàn, tinh thần bất khuất chống ngoại xâm đã trở thành truyền thống vô cùng quí báu của dân tộc ta.
    Dưới các triều đại phong kiến, kẻ thù bên ngoài đến xâm lược nước ta đều xuất phát từ một quốc gia phong kiến, cùng một phương thức sản xuất phong kiến, một nền nông nghiệp lạc hậu. với đường lối toàn dân đánh giặc, trên dưới một long, lấy chí nhân thay cường bạo, lấy đại nghĩa thắng hung tàn , các vương triều Việt Nam đã huy động được đông đảo các tầng lớp nhân dân phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước, đập tan mọi âm mưu và hành động xâm lược của kẻ thù. Nhưng đến thế kỉ XIX, tình hình đã thay đổi. Nước Việt Nam nông nghiệp lạc hậu với chế độ phong kiến lỗi thời lại phải đương đầu với những kẻ thù ngoại xâm hoàn toàn khác trước. Chúng là bọn đế quốc thực dân, xuất phát từ một quốc gia tư bản, có nền công nghiệp phát triển, có đội quân nhà nghề được trang bị vũ khí hiện đại. Dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước, nhân dân ta đã liê tiếp đứng lên chống giặc, nhưng đều bị thất bại. Lịch sử đòi hỏi phải có đướng lối chính trị và quân sự đúng đắn, phù hợp với những biến đổi của tình hình, mới có thể giành được thắng lợi.Bế tắt về đường lối , dân tộc vẫn không có đường ra, đất nước vẫn không thoát được than phần của một nước thuộc địa dưới sự thống trị của thực dân đế quốc.
    Chính trong bối cảnh lịch sử ấy, Hồ Chí Minh đã không theo lối mòn của những người đi trước, quyết ra đi tìm cho được con đường cứu nước. từ chủ nghĩa yêu nước, Người đã đến với chủ nghĩa Mac-Lê nin, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, con đường đánh bại thực dân đế quốc. đó là con đường cách mạng vô sản, con đường gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại- bằng việc tiến hành cách mạng giả phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội, sau này được gọi là hai giai đoạn cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bằng đường lối này, Hồ Chí Minh đã mở ra một thời đại mới cho cách mạng Việt Nam.
    Vận dụng sang tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong những điều liện lịch sử của Việt Nam,trước hết Hô Chí Minh đã xác định được những đường lối chính trị đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.Những tư tưởng chính trị mới này đã qui định sự hình thành và phát triển tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh,làm cốt lõi cho đường lối quân sự của Đảng trong toan bộ tiến trình của cách mạng Việt Nam.
    2. Cơ sở hình thành tư tưởng quân sự HCM
    Phong trào đấu tranh trong nước, tiêu biểu như các cuộc đấu tranh của Phan Bội Châu, PCT,
    Chủ nghĩa Mac-Lênin đây là nền móng cho việc xây dựng tư tưởng quân sự, định hướng cho đường lối, tư tưởng của HCM
    Tinh hoa văn hóa thế giới, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, và các cuộc cách mạng vô sản trên thế giới
    Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN
    Từ những phẩm chất cá nhân của HCM
    [​IMG]
    1.1 Các phong trào đấu tranh của dân tộc:
    Xã hội VN vào cuối thế kỉ XIX là một xã hội nông nghiệp lạc hậu. Phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ với những xu hướng khác nhau nhưng đều thể hiện sự bế tắc trong đường lối cách mạng
    Phong trào của các sĩ phu yêu nước theo ý thức hệ phong kiến với tư tưởng tôn quân , chưa tin tưởng vào nhân dân. Mục tiêu để đánh Pháp là để phục hồi lại chế độ phong kiến như: Trương Định, Nguyễn Trung Trực ở miền nam, Phan Đình Phùng ở miền trung, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích ở miền Bắc. Sự thất bại của các cuộc đấu tranh này thể hiện sự bất lực, lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến trước nhiệm vụ lịch sủ
    Sang đầu thế kỉ XX, các phong trào yêu nước chuyển sang xu hướng dân chủ tư sản với các phong trào Đông Du, ,Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục nổi lên mạnh mẽ và rộng khắp nhưng nhanh chóng bị thất bại vì đường lối không rõ ràng, không huy động được mọi tầng lớp nhân dân tham gia, tư tưởng cầu viện nước ngoài, không độc lập tự chủ
    Các cuộc đấu tranh của dân tộc trong thời kì này là để giải quyết các mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với phong kiến địa chủ. Các phong trào đều thất bại thể
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...