Tiểu Luận Tư tưởng hồ chí minh về quá trình xây dựng nền văn hóa mới ở việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt
    Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về văn hóa của Người chiếm một vị trí khá
    đặc biệt, nó là nền tảng cho các tư tưởng khác. Sau khi nêu những hạn chế của
    nền văn hóa truyền thống, bài báo chỉ ra những định hướng cơ bản của Hồ Chí
    Minh cho nền văn hóa mới ở Việt Nam, là sự kết nối giữa truyền thống và hiện
    đại, mang giá trị khoa học, dựa trên nguyên tắc đại chúng. Đó chính là cơ sở để
    hình thành quan điểm văn hóa xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình
    thức của một giai đoạn lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam.

    1. Mở đầu
    Nền văn hóa cổ truyền của người Việt Nam được xây dựng trên vùng địa
    văn hóa gió mùa nhiệt đới, bán đảo. Trong cái nôi phát sinh của loài người, người
    Việt đã trải qua con người bộ lạc, con người của các mường Đông Nam Á rồi đến
    con người làng xã định cư, trồng lúa nước. Trải qua các quá trình hoàn thiện các
    công cụ lao động từ nền văn hóa đá cũ, đá mới đến thời đồ đồng, người Việt đã
    nhảy xuống đồng bằng khai phá đất đai hoang dại, ẩm thấp, sình lầy, quần cư, từ
    đó hình thành nên các làng, bản giống như các cư dân Nam Á khác.
    Nền văn hóa cổ truyền của người Việt đã kết tinh nhiều giá trị tốt đẹp.
    Chẳng hạn: Tinh thần yêu nước, chủ nghĩa thích ứng, tình cảm vị tha, đức tính
    hiếu học, cần cù, tiết kiệm và sáng tạo gắn chặt với cộng đồng làng xã là biểu
    tượng văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam. Trong nền văn hóa cổ truyền có sự phát
    triển ưu trội của các quan hệ đạo đức. Con người phải có bổn phận với cộng đồng
    trên là vua, dưới là làng là cha mẹ, anh em và gia đình. Thiện ác, các tư tưởng bình
    quân ngấm rất sâu vào văn hóa lao động, giao tiếp, gia đình và nhân cách mỗi
    người. Bản chất kinh tế - xã hội của nó thể hiện lợi ích cộng đồng. Cơ cấu của nó,
    như Hồ Chí Minh nhận dạng về chủ nghĩa Khổng Tử: làm cho “sự bình yên trong
    xã hội không bao giờ thay đổi” (Báo Ngọn lửa nhỏ - Liên Xô, số 39, ngày 23-12-
    1923).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...