Luận Văn Tư tưởng hồ chí minh về nhà nước kiểu mới, vận dụng vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề Tài: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC KIỂU MỚI, VẬN DỤNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI



    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU
    NỘI DUNG


    Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC KIỂU MỚI


    - NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN


    1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ chí Minh về Nhà nước kiểu mới


    - Nhà nước của dân, do dân, vì dân--------------------------------------------------5


    1.1.1. Cơ sở lý luận------------------------------------------------------------------5


    1.1.2. Cơ sở thực tiễn--------------------------------------------------------------13


    1.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì


    dân---------------------------------------------------------------------------------------20


    1.2.1. Nhà nước của dân---------------------------------------------------------20


    1.2.2. Nhà nước do dân----------------------------------------------------------23


    1.2.3. Nhà nước vì dân-----------------------------------------------------------25


    1.2.4. Quan điểm về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công


    nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước ta----------------------30


    1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước pháp quyền dân chủ


    nhân dân-------------------------------------------------------------------------------36


    1.3.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về pháp quyền------------------------36


    1.3.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền----------------39


    Chương 2: XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VỮNG MẠNH DƯỚI ÁNH SÁNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH----------------------------------------------------------------------------49


    2.1. Quá trình hình thành quan điểm của Đảng ta về xây dựng Nhà


    nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa------------------------------------------------49


    2.2. Mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội


    chủ nghĩa trong bối cảnh mới hiện nay-------------------------------------------54


    2.2.1. Mục tiêu--------------------------------------------------------------------54


    2.2.2. Một số nhiệm vụ chủ yếu------------------------------------------------54


    2.3. Thực trạng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa


    Việt Nam hiện nay-------------------------------------------------------------------59
    2.3.1 Những thành tựu đạt được trong quá trình xây dựng----------------59


    2.3.2. Những hạn chế, yếu kém trong quá trình xây dựng----------------65


    2.4. Những phương hướng, giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện


    Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời gian tới------69


    2.4.1. Phương hướng-------------------------------------------------------------69


    2.4.2. Một số giải pháp----------------------------------------------------------71


    KÉT LUẬN 88


    TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
    MỞ ĐẦU


    1. Lí do chọn đề tài


    Cách mạng xã hội chủ nghĩa và quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay thực chất là lấy việc giải phóng lực lượng sản xuất, trong đó nhân tố quan trọng nhất là giải phóng người lao động làm mục tiêu cơ bản của mình. Muốn vậy, trong giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp vô sản phải trở thành giai cấp lãnh đạo, phải “giành lấy dân chủ”. Để làm được điều đó, chỉ bằng việc thiết lập Nhà nước chuyên chính vô sản, một Nhà nước kiểu mới và sử dụng Nhà nước ấy như một công cụ đắc lực để phát triển toàn diện xã hội mới, phát triển triệt để nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, vấn đề Nhà nước là một nội dung cơ bản, cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh.


    Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, Nhà nước kiểu mới của ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đó là Nhà nước thể hiện ý chí, quyền lực, lợi ích đều thuộc về nhân dân, là công cụ xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì lẻ đó, chính quyền Nhà nước dân chủ nhân dân phải thể hiện “một chính quyền, một Nhà nước cách mạng do giai cấp công nhân và chính Đảng của nó lãnh đạo”. Có thể nói, quan điểm về Nhà nước của dân, do dân và vì dân là quan điểm xuyên suốt quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, nhất là trong lãnh đạo và chỉ đạo xây dựng, bảo vệ và phát triển Nhà nước kiểu mới ở nước ta.


    Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới, Nhà nước của dân, do dân và vì dân có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Là cơ sở để Đảng và nhân dân ta xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, với cơ chế vận hành bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân.


    Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta hiện nay diễn ra trong bối cảnh mới của tình hình quốc tế và xu thế toàn cầu hóa đang đặt ra những nhiệm vụ hết sức nặng nề đòi hỏi Nhà nước ta cần có sự đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện hơn trên tất cả các lĩnh vực, trước hết là đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
    Mặt khác, trong công cuộc đổi mới hiện nay, những yếu kém của bộ máy Nhà nước ngày càng bộc lộ rõ: Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, việc thi hành pháp luật chưa nghiêm, tổ chức bộ máy Nhà nước cồng kềnh, kém hiệu lực và hiệu quả thấp, nạn quan liêu, lãng phí và tham nhũng nghiêm trọng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ còn yếu, sự lãnh đạo của Đảng chưa được tăng cường đúng mức .Vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng xác định: ‘Tích cực phòng ngừa và kiên quyết phòng chống tham những, lãng phí là đòi hỏi bức xúc của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta, nhằm xây dựng một bộ máy lao động trong sạch, vững mạnh, khắc phục một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta”[39, t.45, 46].


    Vì vậy, việc nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay trong sạch, vững mạnh là vấn đề vừa mang tính cấp thiết, vừa có ý nghĩa lâu dài. Đó là lí do tác giả chọn: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới. Vận dụng vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới” làm đề tài nghiên cứu.


    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài


    Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền - Nhà nước của dân, do dân, vì dân là một nội dung lớn trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng ta thấy, trong giới nghiên cứu và giới báo chí của nhiều nước hiện đang nói nhiều đến “Nhà nước pháp quyền”, coi đó như một xu thế để phát triển Nhà nước trong tình hình mới, nhất là trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay. Ở nước ta cũng đã có nhiều đề tài khoa học, nhiều chuyên đề khảo cứu về lĩnh vực này như:


    - “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” (2006) của Nguyễn Văn Yểu và GS.TS.Lê Hữu Nghĩa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


    - “Xây dựng Nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (2003) của Lê Minh Quân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


    Trong đó cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam” (2003) của 2 tác giả Phạm Ngọc Anh và Bùi Đình Phong- Nhà
    xuất bản Lao động, Hà Nội, đã trình bày một cách khá đầy đủ tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước kiểu mới - Nhà nước của dân, do dân, vì dân ở nước ta. Ke thừa những thành tựu nghiên cứu đó, luận văn tiếp tục làm sáng tỏ thêm tính nhân dân của Nhà nước, những luận điểm về “pháp quyền”, “Nhà nước pháp quyền”, quá trình hình thành quan điểm của Đảng ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và vận dụng vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh trong sự nghiệp đổi mới.


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


    Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước là một vấn đề rộng. Trong phạm vi luận văn, chỉ tập trung làm rõ các vấn đề sau:


    - Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước kiểu mới


    - Nhà nước của dân, do dân, vì dân


    - Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền kiểu mới - Nhà nước của dân, do dân, vì dân.


    - Quan điểm cơ bản của Đảng ta hiện nay về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


    - Thực trạng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay và những phương hướng, giải pháp nhằm xây dựng và nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam.


    4. Mục đích và nhiệm yụ nghiên cứu của đề tài


    Luận văn nghiên cứu nhằm làm rõ những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân; nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền kiểu mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó làm cơ sở tổng kết những thành tựu đạt được cũng như rút ra những mặt hạn chế, yếu kém trong quá trình xây dựng hiện nay, đề ra những nhiệm vụ, phương hướng và giải pháp để xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là “ Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” và tạo nền tảng vững chắc cho công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu


    5.1. Cơ sở lý luận


    Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam là cơ sở phương pháp luận định hướng nghiên cứu. Đồng thời trong quá trình nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề, luận văn còn sử dụng những số liệu, nhận xét, đánh giá của một số công trình nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến đề tài.


    5.2. Phương pháp nghiên cứu


    Ngoài các nguyên tắc có tính phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lênin, luận văn còn sử dụng các phương pháp cụ thể sau:


    - Phương pháp phân tích


    - Phương pháp tổng hợp


    - Phương pháp so sánh


    - Phương pháp logic - lịch sử


    - Phương pháp diễn dịch


    - Phương pháp quy nạp


    6. Kết cấu luận văn


    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 2 chương và 7 tiết.
     

    Các file đính kèm:

    • 83-.pdf
      Kích thước:
      26.1 MB
      Xem:
      0
Đang tải...