Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân và vì dân. Vận dụng tư tưởng trên vào việc xây dựng

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân và vì dân. Vận dụng tư tưởng trên vào việc xây dựng, kiện toàn bộ máy nhà nước ta hiện nay

    I. Quan niệm của Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân và vì dân

    1. Cơ sở hình thành

    1.1. Cơ sở lý luận

    Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã tích lũy được biết bao kinh nghiệm quý báu về xây dựng nhà nước được phản ánh trong các bộ sử lớn của dân tộc như: “Đại Việt sử kí toàn thư” (Ngô Sĩ Liên), “Lịch triều hiến chương loạn chí” (Phan Huy Chú) Kinh nghiệm trị nước cũng được ghi lại trong các bộ luật nổi tiếng như: “Hình thư”, “Quốc triều hình luật”, “bộ luật Hồng Đức” Những yếu tố tích cực của nhà nước thời kì phong kiến hưng thịnh trong lịch sử dân tộc “nước lấy dân làm gốc”, “tiếp thu nho giáo” là những hành trang đầu tiên Hồ Chí Minh mang theo trên con đường cứu nước và tìm kiếm một mô hình nhà nước tiến bộ cho đất nước sau khi giành độc lập dân tộc

    1.2 . Cơ sở thực tiễn

    Từ truyền thống yêu nước: Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Vec-sai “ Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi các quyền tự do tối thiểu cho dân tộc mình. Đây là văn kiện pháp lý đầu tiên đặt vấn đề kết hợp khăng khít quyền tự quyết của dân tộc với quyền tự do dân chủ của nhân dân, kết hợp chặt chẽ giữa quyền của dân tộc với quyền con người.

    Nghiên cứu nhiều mô hình nhà nước trên thế giới: Trên hành trình cứu nước Hồ Chí Minh đã nghiên cứu nhiều kiểu Nhà nước trong đó có nhà nước tư sản Pháp, Mỹ. Người phát hiện ra đằng sau những lời hoa mĩ về “quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” đó chính là sự bất bình đẳng, nghèo đói, nạn phân biệt chủng tộc và biết bao tàn bạo, bất công khác. Người cho đó là các “cuộc cách mạng không đến nơi” vì ở đó chính quyền vẫn ở trong tay một số ít người mà không thuộc về toàn thể nhân dân

    Từ thắng lợi của Cách mạng tháng 10 nga và chủ nghĩa Mác- Lênin: Cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi và kết quả là sự ra đời của Nhà nước Liên Xô, Liên Xô đã có những chính sách như “phát ruộng cho dân cày, giao công xưởng cho thợ thuyền, , ra sức tổ chức kinh tế mới, để thực hành chủ nghĩa thế giới đại đồng” và đặc biệt là sự tiếp thu Chủ nghĩa Mác- Lênin. Đây là những gợi ý cho Hồ Chí về việc xây dựng một nhà nước thực sự của nhân dân lao động sau khi cách mạng thắng lợi tại Việt Nam. Ban đầu, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng một Nhà nước công nông binh thể hiện trong “Chánh cương vắn tắt của Đảng” khi thành lập Đảng đầu năm 1930. Trải qua thực tế các cao trào cách mạng ở Việt Nam về sau Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng ở Việt Nam một Nhà nước Dân chủ Cộng hòa, một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước của dân do dân và vì dân. Trong bài báo “ Dân vận” (năm 1949), Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của nhân dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.”

    2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân

    2.1. Xây dựng nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động

    a. Nhà nước của dân

    Xây dựng nhà nước của dân do dân làm chủ. Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh xác lập mọi quyền lực trong Nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Đó là quan điểm cơ bản nhất của Hồ Chí Minh về Nhà nước. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và kinh nghiệm cách mạng thế giới vào điều kiện thực tiễn của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chính quyền Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nhà nước dân chủ, nhà nước của dân, do dân và vì dân; cơ sở xã hội của nhà nước là toàn dân tộc, nền tảng là liên minh công- nông, lao động trí óc dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân”.

    _____________________________

    _____________________________
     

    Các file đính kèm:

    khoikcvn thích bài này.
Đang tải...