Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Là nhà cách mạng đồng thời là nhà văn hoá, để đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam đến thắng lợi, Hồ Chí Minh rất chú trọng giải quyết tốt mối quan hệ giữa tôn giáo với dân tộc.

    Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đời sống tâm linh tôn giáo của đồng bào các dân tộc phong phú, đa dạng nhưng lại thống nhất về lịch sử, văn hoá. Đồng bào các tôn giáo, dân tộc ở Việt Nam đều là công dân Việt Nam, có lợi ích gắn liền với lợi ích của quốc gia dân tộc.

    Cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều là con Lạc, cháu Hồng với nghĩa đồng bào ở đây thật sâu sắc. Người có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, người theo tôn giáo hay không theo tôn giáo, nhưng là đồng bào, chung một nguồn cội tổ tiên. Trên thế giới, hiếm có dân tộc nào lại có ngày giỗ Tổ chung - giỗ Tổ Hùng Vương - như dân tộc Việt Nam. Cội nguồn chung ấy chính là sợi dây thiêng liêng gắn kết các dân tộc Việt Nam trong công cuộc dựng nước và giữ nước và tạo nên sức mạnh đoàn kết của dân tộc.


    Hồ Chí Minh là người hiểu rõ truyền thống yêu nước của người Việt Nam. Trong hệ thống giá trị truyền thống của dân tộc, yêu nước là giá trị hàng đầu, là cơ sở để tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Nhân ngày lễ Giáng sinh ( 25- 12- 1945 ), trong Thư gửi các vị linh mục và đồng bào Công giáo Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định nguyện vọng chung của cả dân tộc: Cách đây một nghìn chín trăm bốn mươi nhăm năm trước, cũng ngày hôm nay, một vị thánh nhân là Đức Chúa Giê Su ra đời. Suốt đời Ngài chỉ hy sinh phấn đấu cho tự do, cho dân chủ. Từ ngày Ngài giáng sinh cho đến nay, đã gần 2000 năm, nhưng tinh thần nhân ái của Ngài chẳng những không phai nhạt, mà toả ra đã khắp, ngấm vào đã sâu.


    Hiện nay toàn quốc đồng bào ta, Công giáo và ngoài Công giáo đều đoàn kết chặt chẽ, nhất trí đồng tâm như con một nhà, ra sức đấu tranh để gìn giữ nền độc lập của Tổ quốc Tinh thần phấn đấu tức là noi theo tính cao thượng của Đức Chúa Giê Su.


    Hồ Chí Minh luôn đặt tôn giáo trong quan hệ với dân tộc. Người đánh giá đúng mức, đầy đủ vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội. Trong lịch sử, mối quan hệ giữa dân tộc với tôn giáo đã được ông cha ta giải quyết với tinh thần hợp nhất giữa đạo và đời. Thời Trần, vua Trần Thái Tôn đã có công đưa đạo Phật vào đời, gắn đức tin tôn giáo với lòng yêu nước. Kế thừa truyền thống đó, Hồ Chí Minh đã giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo trong điều kiện mới. Người chỉ ra rằng, khi dân tộc bị xâm lược thì đấu tranh giải phóng dân tộc phải đặt lên hàng đầu. Dân tộc được độc lập, nhân dân được tự do thì đạo pháp mới được thực hiện. Trong buổi gặp các đại biểu của đạo Thiên Chúa, Đạo Phật, đạo Cao Đài tháng 10 - 1945, Người khẳng định: Dân tộc giải phóng thì tôn giáo mới được giải phóng. Lúc này chỉ có quốc gia mà không phân biệt tôn giáo nữa, mỗi người dân đều là công dân của nước Việt Nam và có nhiệm vụ chiến đấu cho nền độc lập hoàn toàn của Tổ quốc.
     

    Các file đính kèm:

    • a-.docx
      Kích thước:
      22.7 KB
      Xem:
      0
Đang tải...