Chuyên Đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
    MỤC LỤC
    I. Lí do chọn đề tài 1
    II. Nội dung 1
    1. Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người 1
    2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục 2
    III. Kết luận 7
    IV. Tài Liệu Tham Khảo 8

    I. Lí do chọn đề tài
    Có rất nhiều đề tài về tư tưởng Hồ Chí Minh đáng quan tâm và được nhắc đến rất nhiều trong rất nhiều các tài liệu. Song một vấn đề không được nhắc đến nhiều nhưng rất đáng quan tâm đó là giáo dục. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “ Giáo dục là quốc sách ”.
    Là một giáo viên tương lai và cũng là một nhà giáo dục sau này nên em rất quan tâm đến đề tài này. Không chỉ bởi vậy mà còn bởi đây là một vấn đề rất cấp thiết và đáng thảo luận.
    II. Nội dung
    1. Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người
    Đánh giá cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tiến sĩ M.Atmet_Giám đốc UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương viết: “ Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ không chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hi vọng mới cho nhưng người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này”.
    Người đã để lại một di sản tinh thần vô cùng quý giá và bất diệt cho toàn Đảng, toàn dân ta, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của đất nước , kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã và đang soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
    Người xứng đáng được tổ chức UNESCO phong tặng danh hiệu : Anh hùng giải phóng dân tộc,danh nhân văn hóa và khuyến nghị các nước thành viên tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Người “ do những đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật ” và Người “ đã dành cả cuộc đời cho sự giải phóng nhân dân Việt Nam, đóng góp cho cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc,dân chủ và tiến bộ xã hội của các dân tộc trên thế giới.”
    2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
    Chủ tịch Hồ Chí Minh là người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, đồng thời cũng là nhà giáo. Suốt đời Bác nêu tấm gương sáng ngời về người thầy được toàn dân tộc và cả loài người tiến bộ noi theo. Theo Người :
    Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng”
    Ngay sau Cách mạng tháng Tám, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề chống nạn dốt là vấn đề cấp bách số hai sau vấn đề chống nạn đói của Nhà nước lúc bấy giờ. Bởi vì "nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta và một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Trong kháng chiến chống Pháp, vì bận đánh giặc và sản xuất, nhiều người chưa chú ý đúng mức đến văn hóa và giáo dục, Bác đã sửa khẩu hiệu thi đua thanh toán “nạn mù chữ" thành "thi đua diệt giặc dốt". Bác kêu gọi mọi người thi đua học tập để đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc "Thông thái”. Khi đã giành được chính quyền trong cả nước, Người quan tâm nhiều đến công tác đào tạo cán bộ, đào tạo nhân tài cho đất nước. Trong bài viết:"Nhân tài và kiến quốc" (tháng 11/1945), Bác nhận định rằng, bây giờ đất nước đang "kiến thiết ngoại giao, kiến thiết kinh tế, kiến thiết quân sự, kiến thiết giáo dục", những "kiến thiết” ấy đòi hỏi phải có nguồn nhân lực dồi dào và có những nhân tài. Muốn vậy, phải nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân.
     
Đang tải...