Luận Văn Tư tưởng hồ chí minh về giáo dục và sự vận dụng của đảng vào sự nghiệp phát triển giáo dục ở việt na

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề Tài: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG VÀO SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY






    MUC LUC


    MỤC LỤC 1


    MỞ ĐẦU 2


    1. Lý do chọn đề tài 2


    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3


    3. Đối tựong và phạm vi nghiên cứu .4


    4. Phương pháp nghiên cứu 4


    5. Kết cấu luận văn 4


    NỘI DUNG 5


    Chương 1: TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VÈ GIÁO DỤC .5


    1.1. Nội dung Ctf bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục .5


    1.1.1. Vai trò và mục đích của giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh. . 5


    1.1.2. Nội dung giáo dục ừong tư tưởng Hồ Chí Minh .9


    1.1.3 Phương pháp giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh .15


    1.2. Chiến lược phát triển giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh 21


    Chương 2: PHÁT TRIÊN GIÁO DỤC VIỆT NAM DƯỚI ÁNH SÁNG TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MEVH .32


    2.1. Thực trạng của nền giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay .32


    ã ã o o ã a a ã «/


    2.1.1. Những thành tựu .32


    2.1.2. Những yếu kém .37


    2.2. Bối cảnh và thời cơ, thách thức đối với giáo dục Việt Nam trong


    những thập kỷ tới .41


    2.2.1. Bối cảnh quốc tế .41


    2.2.2. Bối cảnh trong nước 42


    2.2.3. Thời cơ và thách thức 44


    2.3. Chiến lược phát triển giáo dục ở Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ


    Chí Minh .r 46


    2.3.1.Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta . 46


    2.3.2. Mục tiêu phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta 49


    2.3.3. Vận dụng tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh trong việc đưa ra các


    giải pháp phát triển giáo dục ở nước ta .55


    KÉT LUẬN 68


    HÌNH ẢNH VỀ GIÁO DỤC 70


    TÀI LIỆU THAM THẢO 76
    MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Theo quan điểm của các nhà kinh điển Mác - Lênin, giáo dục là con đường đặc trưng cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của con người và loài người. Đó chính là nơi bảo tồn và phát huy hệ thống giá trị chung của loài người, hệ thống giá trị truyền thống dân tộc, giáo dục và đào tạo tạo ra các giá trị của con người và các thế hệ tiếp nối sáng tạo các giá trị.


    Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng mác xít sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX - Người được tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. Suốt cả cuộc đời Người rất quan tâm đến việc phát triển nền giáo dục Việt Nam, bởi theo Người: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.


    Nhận thức được tầm quan ừọng của giáo dục, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề này. Trong công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao hơn, văn hóa xã hội không ngừng tiến bộ. Tuy nhiên, những thành tựu bước đầu về kinh tế - xã hội mà chúng ta đã đạt được vẫn chưa đưa đất nước vượt qua tình trạng kém phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của đất nước. Trong những nguyên nhân dẫn đến sự bất cập đó, được Đại hội lần thứ IX của Đảng chỉ ra, có một nguyên nhân không nhỏ của “Giáo dục, đào tạo còn yếu về chất lượng, cơ cấu đào tạo chưa phù hợp, có nhiều tiêu cực trong dạy, học và thi cử .Cơ sở vật chất của các ngành y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thông tin, thể thao còn nhiều thiếu thốn. Việc đổi mới cơ chế quản lý và thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực này triển khai chậm ”[5, 154], Đe nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, cùng với việc đổi mới và phát triển kinh tế, kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị, Đảng ta chủ trương “phát triển kinh tế - xã hội một cách lành mạnh và bền vững bằng việc chăm lo phát triển giáo dục với tốc độ nhanh hơn, chất lượng tốt hơn, hiệu quả hơn”[4, 11], coi giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu.
    Để đạt được mục tiêu đề ra, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển giáo dục. Tuy nhiên, trong thời kỳ mở cửa và hội nhập, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nước ta đứng trước nhiều cơ hội phát triển, đồng thời phải đối mặt với những thách thức và nguy cơ ngày càng tăng. Chúng ta chỉ có thể đi lên, thực hiện những mục tiêu mong muốn của mình về dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh bằng chính con người Việt Nam, bằng một nguồn nhân lực dồi dào có chất lượng về mặt trí tuệ, nghề nghiệp, nhân cách và thể lực. Vì thế, giáo dục Việt Nam đang đứng trước yêu cầu mới rất lớn để phục vụ đắc lực cho những mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra cho năm 2020 và xa hơn nữa. Yêu cầu đối với giáo dục là phải có bước đột phá, không chỉ để khắc phục những tồn tại trầm trọng hiện nay, không chỉ để tiến nhanh, tiến manh như các nước khác mà phải tiến lên vượt bậc. Có như thế giáo dục mới góp phần làm cho đất nước không còn tụt hậu so với các nước trong khu vực, mà từng bước vươn lên ngang tầm với thế giới.


    Giáo dục có trách nhiệm to lớn và nặng nề hơn bao giờ hết đối với vận mệnh, tương lai của đất nước. Chúng ta cần làm cho nhận thức về trách nhiệm này được thống nhất cao trong toàn Đảng, Nhà nước và xã hội, tạo thành sức mạnh, động lực để đưa sự nghiệp giáo dục thật sự là quốc sách hàng đầu, là động lực chính cho sự phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh và vững mạnh.


    Trước những nhiệm vụ trọng đại và cấp bách của nền giáo dục nước nhà hiện nay. Tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh đã trở thành cơ sở để Đảng và Nhà nước ta xây dựng quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách về giáo dục.


    Chính vì tính cấp thiết đó, tác giả chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và sự vận dụng của Đảng vào sự nghiệp phát triển giáo dục ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.


    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


    3.1. Mục đích nghiên cứu


    Trên cơ sở hệ thống hóa quan niệm của Hồ Chí Minh về giáo dục và phân tích thực trạng giáo dục ở nước ta hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
    3.2. Nhiệm vụ


    Đe thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ


    sau:


    - Hệ thống hóa những quan niệm chủ yếu của Hồ Chí Minh về vai trò, mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục.


    - Phân tích, đánh giá về thực trạng giáo dục Việt Nam hiện nay


    - Một số giải pháp chủ yếu vận dụng tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh vào sự nghiệp phát triển giáo dục Việt Nam của Đảng và Nhà nước ta.


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


    - Đề tài tập trung nghiên cứu những quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục được thể hiện trong những tác phẩm chủ yếu và trong hoạt động thực tiễn của Người.


    - Thực trạng giáo dục Việt Nam hiện nay và sự vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục của Đảng và Nhà nước ta vào sự nghiệp phát triển giáo dục Việt Nam từ nay đến năm 2020.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    - Cơ sở lý luận của luận văn là nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục.


    - Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp logic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, thu thập tài liệu, thống kê số liệu, .


    5. Kết cấu luận văn


    Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm có 2 chương và 5 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...