Thạc Sĩ Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên và vận dụng vào việc giáo dục sinh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên và vận dụng vào việc giáo dục sinh viên các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
    Định dạng file word

    MỞ ĐẦU

    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà văn hóa kiệt xuất đồng thời cũng là nhà giáo dục vĩ
    đại của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời Người là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ muôn đời
    sau noi theo. Tư tưởng của Người có vai trò, ý nghĩa và tác dụng to lớn đối với cách
    mạng Việt Nam. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng
    định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng nước Việt Nam theo con đường xã hội
    chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác–Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [21, tr. 20].
    Với cách nhìn khách quan khoa học, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai
    trò, vị trí, khả năng của thanh niên (TN) đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân
    tộc. Người cho rằng: “TN là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh
    hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các TN” [49, tr.185]. Chính vì thế trước lúc đi
    xa Người không quên căn dặn Đảng ta: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một
    việc rất quan trọng và rất cần thiết” [56, tr. 510]
    Trong nội dung bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Hồ Chí Minh đặt lên
    hàng đầu vấn đề bồi dưỡng lý tưởng và đạo đức cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, để
    xứng đáng là lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cha anh thì phẩm
    chất hàng đầu cần có ở TN là sự trung thành tuyệt đối với lý tưởng, ý chí kiên định đấu
    tranh cho thắng lợi của lý tưởng và đạo đức cách mạng để làm gương lôi cuốn quần
    chúng. Lý tưởng mà Hồ Chí Minh quan tâm giáo dục cho TN là suốt đời làm cách mạng
    phấn đấu cho đất nước hoàn toàn độc lập, làm cho chủ nghĩa xã hội (CNXH) và chủ
    nghĩa cộng sản thắng lợi hoàn toàn trên Tổ quốc ta và trên thế giới. Tuy nhiên, lý tưởng
    và ý chí cách mạng chỉ có thể duy trì và phát triển trên nền tảng đạo đức cách mạng.
    Thiếu đi nền tảng này, tuổi trẻ chưa trải qua dạn dày đấu tranh sẽ không đủ sức vượt qua
    những thăng trầm, khó khăn của hoàn cảnh để kiên trì phấn đấu đến cùng cho lý tưởng.
    Trong Di chúc, Người lưu ý “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ,
    đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng CNXH vừa “hồng” vừa “chuyên”” [56, tr.
    510].
    Lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong
    đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết Hội nghị lần thứ
    tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1993) khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có
    thành công hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ
    nghĩa hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng TN, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế
    hệ TN, công tác TN là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết
    định sự thành bại của cách mạng” [18, tr.82].
    Cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới và trong nước diễn biến rất
    phức tạp. Nhiều nhân tố tiêu cực từng ngày, từng giờ ảnh hưởng đến TN nói chung và
    sinh viên (SV) nói riêng. Trước hết là sự khủng hoảng niềm tin vào tương lai của
    CNXH sau sự kiện Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ. Sau 20 năm đổi mới chuyển
    sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đạt được
    nhiều thành tựu đáng tự hào. Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng có mặt trái. Đây là
    mảnh đất màu mỡ nảy sinh nhiều yếu tố tiêu cực. Các tác động của kinh tế thị trường đã
    can thiệp, phá vỡ nhiều nét đẹp của văn hóa truyền thống, chà đạp lên những khuôn mẫu
    đạo đức cách mạng. Chủ nghĩa cá nhân – kẻ thù nguy hiểm nhất của đạo đức cách mạng
    theo cách gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giờ đây có cơ hội trỗi dậy và phát triển. Chủ
    nghĩa Mác–Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta xác định giữ vị trí chủ đạo
    trong đời sống tinh thần của xã hội, là nền tảng tư tưởng, kim chỉ Nam cho hành động
    của Đảng đang bị các thế lực thù địch chống phá, công kích. Ngoài tư tưởng, chúng còn
    đẩy mạnh tiến công trên lĩnh vực văn hóa, đạo đức, lối sống mà đối tượng chủ yếu là
    SV – đội ngũ trí thức tương lai. Tất cả những điều đó đã tác động xấu đến việc hình
    thành và phát triển nhân cách của SV.
    Nghị quyết Trung ương hai khóa VIII của Đảng (1997) đã gióng lên hồi chuông
    báo động toàn xã hội khi cho rằng tình trạng một bộ phận học sinh, SV suy thoái đạo
    đức, mờ nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp
    vì tương lai của bản thân và đất nước là điều “đặc biệt đáng lo ngại” [19, tr.24]. Trong
    xu thế chung của SV cả nước, một bộ phận không nhỏ SV các trường đại học ở Thành
    phố Hồ Chí Minh có những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức và hành vi đạo đức như:
    xác định động cơ học tập không đúng. Mục đích của việc học không phải là nâng cao
    kiến thức mà nhằm kiếm điểm cao để có học bổng. Hiện tượng bỏ học không lý do, đi
    muộn, quay cóp trong thi cử đã trở nên khá phổ biến, cá biệt còn có một số SV tham gia
    Chương 1
    TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG,
    LỐI SỐNG MỚI CHO THANH NIÊN

    1.1. QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG VÀ
    GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG
    1.1.1. Đạo đức
    Ở phương Tây, danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latinh là mos, moris, nghĩa là
    phong tục, tập quán. Đạo đức còn có gốc từ tiếng Hy Lạp là ethicos, cũng có nghĩa là
    thói quen, tập quán. Như vậy, theo phần gốc của khái niệm khi nói đến đạo đức là nói
    đến những thói quen, tập quán sinh hoạt và ứng xử của con người trong cộng đồng,
    trong xã hội.
    Ở phương Đông, theo các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại,
    đạo có nghĩa là con đường, đường đi, là đường sống của con người trong xã hội. Đức
    dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo
    nghĩa, là nguyên tắc luân lý. Theo đó, đạo đức chính là những yêu cầu, những nguyên
    tắc do cuộc sống đặt ra mà con người phải tuân theo.
    Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác–Lênin, đạo đức xét đến cùng là sự phản
    ánh của các quan hệ xã hội. Giá trị đạo đức được xác định ở chỗ nó phục vụ cho tiến bộ xã
    hội vì hạnh phúc của con người. “Đạo đức giúp cho xã hội loài người tiến lên trình độ cao
    hơn, thoát khỏi ách bóc lột lao động” [40, tr.371]. Bàn về đạo đức cộng sản chủ nghĩa, Lênin
    cho rằng: “Đó là những gì góp phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết
    tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của
    những người cộng sản” [41, tr. 214]. Đây là một quan niệm mang tính cách mạng và khoa
    học về đạo đức mà quan niệm của các tôn giáo và các nền đạo đức khác không thể đạt tới.
    Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là trung với nước, hiếu với dân, suốt
    đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH, nhiệm vụ nào cũng hoàn
    thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng; là cần, kiệm, liêm,
    chính, chí công vô tư; luôn yêu thương, quý trọng con người, sống có tình, có nghĩa và
    tinh thần quốc tế trong sáng
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Hoàng Anh (2001), Vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện
    kinh tế thị trường ở Việt Nam (Qua thực tế các trường đại học khối xã hội
    nhân văn ở miền Bắc Việt Nam), Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính
    trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    2. Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong (đồng chủ biên) (2004), Tìm hiểu tư tưởng Hồ
    Chí Minh (dưới dạng hỏi và đáp), Nxb Lý luận chính trị.
    3. Lê Thị Tuyết Ba (2003), “Chuẩn mực đạo đức trong bối cảnh của nền kinh tế thị
    trường ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (1), tr. 9-11.
    4. Nguyễn Khánh Bật (1998), Những bài giảng về môn tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    5. Nguyễn Duy Bắc (chủ nhiệm) (2002 – 2003), Vấn đề dạy và học các bộ môn khoa
    học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học ở Hà Nội:
    thực trạng và giải pháp, Kỷ yếu khoa học đề tài cấp Bộ, Học viện Chính trị
    quốc gia Hồ Chí Minh.
    6. Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa,
    Nội.
    7. Hoàng Chí Bảo (1997), “Văn hóa và sự phát triển nhân cách của thanh niên”, Tạp
    chí Nghiên cứu lý luận, (1), tr.3-5.
    8. Báo Thanh niên, số 130 (3791) ra ngày 10 tháng 5 năm 2006.
    9. Báo Thanh niên, số 207 (3868) ra ngày 26 tháng 7 năm 2006.
    10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức – nhân văn,
    Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    11. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    12. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn văn Phúc (đồng chủ biên) (2003), Mấy vấn đề đạo
    đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc
    gia, Hà Nội.
    13. Công đoàn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2002), Kỷ yếu Hội nghị đổi mới
    phương pháp dạy học, Hà Nội.
    14. Lê Duẩn (1975), Con đường tu dưỡng rèn luyện đạo đức của thanh niên, Nxb Sự
    Thật, Hà Nội.
    15. Thành Duy (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức , Nxb Chính trị quốc gia, Hà
    Nội.
    16. Thành Duy (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt
    Nam phát triển toàn diện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    17. Đoàn Nam Đàn (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Giáo dục thanh niên, Nxb Chính
    trị quốc gia, Hà Nội.
    18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành
    Trung ương khóa VII, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
    19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành
    Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành
    Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành
    Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...